Trang Chủ » Kiến Thức Bệnh Học » Viêm xương chậu là gì ?
Viêm xương chậu là gì ?
Viêm xương chậu (PID) là hiện tượng nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở phụ nữ, xảy ra khi vi khuẩn lây lan qua đường tình dục xâm nhập vào cổ tử cung và đường sinh dục trên qua đường âm đạo. Viêm xương chậu thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng có thai ngoài tử cung, vô sinh, đau xương chậu mãn tính.
Nguyên nhân gây viêm xương chậu là gì?
Nguyên nhân gây viêm xương chậu ở nữ giới là do cơ quan sinh sản bị nhiễm vi khuẩn lây lan qua đường tình dục. Khi cổ tử cung bị nhiễm khuẩn thì các vi khuẩn từ âm đạo càng xâm nhập dễ dàng vào dạ con và ống dẫn trứng. Nguy cơ mắc bệnh viêm xương chậu càng tăng cao nếu bạn thuộc các đối tượng sau đây:
- Mắc bệnh lây lan qua đường tình dục
Hành vi tình dục không an toàn, quan hệ tình dục không bảo vệ hoặc quan hệ với nhiều đối tác là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh qua đường tình dục và bệnh viêm xương chậu. Trong đó, hai căn bệnh lây qua đường tình dục dễ dẫn đến viêm xương chậu nhất là bệnh bệnh lậu và bệnh chlamydia.
- Sử dụng một số biện pháp tránh thai
Một thiết bị hoặc biện pháp tránh thai trong tử cung có thể làm tăng nguy cơ viêm xương chậu, chẳng hạn như vòng tránh thai. Tuy nhiên, nếu sử dụng bao cao su lại giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh này. Một số loại thuốc tránh thai cũng có thể tạo chất nhầy dày ở cổ tử cung khiến vi khuẩn khó xâm nhập vào đường sinh dục trên.
- Sẩy thai, phá thai, sinh thiết nội mạc tử cung, sinh con
Người phụ nữ từng bị sẩy thai, phá thai, sinh thiết nội mạc tử cung hoặc đã sinh con cũng có khả năng bị viêm xương chậu do vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và gây viêm nhiễm.
- Viêm âm đạo
Nữ giới bị viêm âm đạo cũng có nguy cơ bị viêm xương chậu khá cao do vi khuẩn xâm nhập và lây lan.
- Thụt rửa âm đạo thường xuyên
Thụt rửa âm đạo thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn cân bằng vi khuẩn có lợi so với vi khuẩn độc hại trong âm đạo và dẫn đến một số dấu hiệu viêm nhiễm, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây viêm xương chậu.
- Có tiền sử mắc bệnh viêm xương chậu, bệnh đường tình dục
Những người có tiền sử mắc những bệnh này thì nguy cơ tái phát cũng cao hơn những người khác.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm xương chậu
Bệnh viêm xương chậu có thể có hoặc không xuất hiện triệu chứng đặc biệt ngoài các dấu hiệu nhỏ như chảy dịch hay chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân viêm xương chậu có dấu hiệu sau đây:
- Đau bụng dưới và xương chậu.
- Tiết dịch âm đạo nhiều và có mùi khó chịu.
- Chảy máu kinh nguyệt không đều.
- Đau khi giao hợp và khi đại tiểu tiện.
- Đau âm ỉ và kéo dài ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, có thể kèm theo teo cơ hông, cơ đùi ở vùng chậu mông nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các tổng thương ở cột sống như đau thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, Đau dây thần kinh tọa…
- Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, mất ngủ, tinh thần bất an.
- Ở phụ nữ mang thai, viêm xương chậu có thể xuất hiện sau khi có thai vài tháng và kéo dài cho đến sau khi sinh con, đau đến mức không chịu nổi gây ảnh hưởng đến vận động.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
Các biến chứng của viêm xương chậu
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm xương chậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Thai ngoài tử cung do trứng không thể được thụ tinh theo tự nhiên mà phải qua các ống dẫn trứng để cấy ghép vào tử cung.
- Vô sinh do viêm xương chậu gây tắc vòi trứng, làm hư hại cơ quan sinh sản.
- Viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung, tích mủ vòi trứng, buồng trứng hoặc nghiêm trọng hơn là viêm xương chậu mạn tính dẫn đến dính khớp, ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh đẻ bình thường.
Phòng ngừa và điều trị viêm xương chậu
Để phòng ngừa viêm xương chậu, cần quan hệ tình dục an toàn và chung thủy với một đối tác; điều trị triệt để các căn bệnh lây lan qua đường tình dục, bệnh viêm đại – trực tràng, bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục, phụ nữ cũng cần vệ sinh tốt trong thời kỳ hành kinh và trong sinh hoạt cá nhân, không nên thục rửa quá nhiều gây mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo…
Viêm xương chậu nếu được phát hiện sớm sẽ được điều trị theo kháng sinh đồ kết hợp các loại thuốc chống viêm, giảm đau, tiêm corticoid vào khớp cùng chậu hoặc phuẫ thuật. Tùy theo tình trạng bệnh nhân như bệnh tiến triển nặng, phụ nữ đang mang thai hay có HIV dương tính mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!