Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Viêm khớp khuỷu tay nguyên nhân và cách chữa trị
Viêm khớp khuỷu tay nguyên nhân và cách chữa trị
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp khuỷu tay là gì? Khớp khuỷu tay có chức năng gập – duỗi và sấp – ngửa cẳng tay nên là khớp vận động thường xuyên và chịu lực tác động cơ học, tì đè, rất dễ bị tổn thương và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, viêm khớp khuỷu tay là một trong những vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
Viêm khớp khuỷu tay là bệnh gì?
1/ Cấu trúc khớp khuỷu tay
Khuỷu tay là một khớp cấu trúc phức hợp nối đầu dưới xương cánh tay với đầu trên xương quay và xương trụ, đồng thời liên kết xương quay và xương trụ với nhau. Xét theo trục chuyển động, khớp khuỷu bao gồm khớp cánh tay – quay – trụ nhưng nếu xét theo số cặp mặt khớp, khớp khuỷu có 3 vùng xương nhô ra là khớp cánh tay – trụ, khớp cánh tay – quay và khớp quay – trụ gần.
Xung quanh các vùng khớp khuỷu có bao khớp cùng với các dây chằng. Khớp cánh tay – quay – trụ có vai trò gập – duỗi cẳng tay nên được giữ chắc bởi hai dây chằng là dây chằng bên trụ và dây chằng bên quay cùng với các nhóm cơ gập/duỗi cổ tay và các ngón tay (cơ cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay, cơ tam đầu cánh tay). Khớp quay – trụ gần có vai trò sấp – ngửa cẳng tay nên được giữ bởi dây chằng vòng quay và dây chằng vuông cùng các nhóm cơ cánh tay quay và cơ ngửa, cơ sấp tròn – cơ sấp vuông.
2/Viêm khớp khuỷu tay là bệnh gì?
Khớp khuỷu tay có chức năng gập – duỗi và sấp – ngửa cẳng tay nên là khớp vận động thường xuyên và chịu lực tác động cơ học, tì đè… nên rất dễ bị tổn thương và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, viêm khớp khuỷu tay là một trong những vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
Viêm khớp khuỷu tay là tình trạng viêm ở khớp khuỷu tay với các triệu chứng đau nhức khớp gây ảnh hưởng đến việc cầm nắm, quay cánh tay, co duỗi – sấp ngửa cẳng tay kèm theo sưng đau tấy đỏ khớp, cứng khớp…
Viêm khớp khủy tay nguyên nhân do đâu ?
Viêm khớp khuỷu tay là căn bệnh xương khớp thường gặp ở những người chơi golf, chơi tennis, bóng bàn, bóng chuyền, thợ hàn, thợ mộc…do thường xuyên thực hiện các động tác xoay cánh tay, co duỗi khớp khuỷu tay và sử dụng cánh tay quá mức với lực tác động lớn trong thời gian dài. Viêm khớp khuỷu tay được cho là do các nguyên nhân sau đây:
1/Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn biểu hiện đầu tiên bằng các tổn thương ở màng hoạt dịch, gây sưng đau tấy đỏ ở các khớp liên đốt ngón gần bàn tay, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân và gối với tính chất đối xứng. Cuối cùng gây phá hủy sụn khớp và các xương dưới sụn và dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp.
2/Thoái hóa khớp khuỷu tay
Các chấn thương ở khớp khuỷu hay các vi sang chấn lặp đi lặp lại hàng ngày thường gặp khi chơi thể thao hay do tính chất công việc là yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp khuỷu, một trong những bệnh lý viêm khớp khuỷu tay. Nếu đi kèm với yếu tố tuổi tác cao thì nguy cơ bị thoái hóa khớp càng tăng cao.
3/Bệnh khớp chuyển hóa
Các bệnh khớp chuyển hóa như bệnh viêm khớp dạng gout hay vôi hóa sụn khớp cũng có thể xuất hiện ở khớp khuỷu tay nhưng tương đối hiếm gặp.
Dù là viêm khớp khuỷu tay có nguồn gốc nhiễm khuẩn hay viêm thì đều có các biểu hiện trên phim X-quang khá giống nhau là dấu hiệu hẹp khe khớp, mất khoáng dưới sụn, khuyết xương quanh sụn và hốc xương dưới sụn, tràn dịch khớp.
4/Chấn thương khớp khuỷu tay
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta khó tránh khỏi những chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giai thông, chấn thương do chơi thể thao, bất cẩn té ngã… Những trường hợp này có thể gây bong gân, trật khớp, giãn cơ, gãy xương cánh tay, xương trụ, xương quay… dẫn đến tràn dịch khớp khuỷu và quanh khớp, gây viêm khớp khuỷu tay, thoái hóa khớp khuỷu tay.
5/Viêm gân gây viêm khớp khuỷu tay
Viêm gân bao gồm viêm mỏm trên lồi cầu trong và viêm mỏm trên lồi cầu ngoài, thường gặp ở những người chơi golf, chơi tennis, thợ rèn, thợ mộc, thợ ống nước, họa sĩ… do các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần của bàn tay, vận động khuỷu tay quá mức lặp đi lặp lại. Nếu viêm mãn tính có thể dẫn đến sự hình thành chồi xương.
Phương pháp chữa trị viêm khớp khuỷu tay
Viêm khớp khủy tay do nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị viêm khớp khủy tay phù hợp với mỗi bệnh nhân. Dưới đây là những cách chữa trị viêm khớp khủy tay phổ biến hiện nay mà bạn nên tham khảo:
1 – Chữa trị viêm khớp khủy tay tại nhà
Trong trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng chưa rõ ràng, người bệnh chỉ mới cảm nhận những cơn đau khi có khi không ở khuỷu tay thì có thể tham khảo các biện pháp cải thiện sau đây:
**Chườm lạnh và hạn chế vận động
Chườm lạnh là một liệu pháp giảm đau và sưng đỏ ở khớp khuỷu tay nhanh chóng, hiệu quả mà bệnh nhân có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà. Người bệnh chỉ cần cho sử dụng túi chườm hoặc đá lạnh (được bọc vào khăn) chườm vào vùng khuỷu tay bị sưng đau nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút. Đồng thời, cần hạn chế vận động vùng khuỷu tay, tránh các hoạt động mạnh như làm việc quá sức hay chơi thể thao.
**Chữa viêm khớp khuỷu tay bằng thuốc nam
Một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng giảm đau, chống viêm, lưu thông máu như cà gai leo, cỏ xước, cây tầm xoọng có thể giúp bạn cải thiện các cơn đau và viêm khớp hiệu quả. Những cây thuốc này rất lành tính, không gây tác dụng phụ nên đảm bảo an toàn cho cơ thể người bệnh.
- Chữa viêm khớp khủy tay bằng cà gai leo
Cà gai leo còn được gọi là cây cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù… tùy theo vùng miền. Theo Y học cổ truyền, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, giảm đau, cầm máu… Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong loại thảo dược này có chứa một lượng lớn các hoạt chất kháng sinh tự nhiên như alcaloid, flavonoid giúp kháng viêm và giảm đau ở những người mắc bệnh viêm khớp rất tốt.
Để sử dụng cà gai leo chữa viêm khớp khủy tay, bạn có thể dùng rễ cây cà gai leo đem rửa sạch, thái mỏng và phơi khô. Hằng ngày, lấy 10-20g thuốc sắc với nước để uống.
Chú ý: Không dùng quá liều lượng thuốc được chỉ định, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng cà gai leo chữa bệnh.
- Dùng cây tầm xoọng chữa viêm khớp khủy tay
Cây gai tầm xoọng còn có tên khác là độc lực, quýt gai, quýt rừng… Theo Y học cổ truyền, gai tầm xoọng có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, không độc, với tác dụng trừ thấp, thông hoạt kinh lạc, giảm đau nhức, tan huyết bầm,… Dân gian thường dùng gai tầm xoọng để chữa các chứng phong thấp, viêm khớp, xơ cứng khớp, hạn chế vận động.
Cách dùng gai tầm xoọng chữa viêm khớp khuỷu tay như sau:
– Bạn đem cây tầm xoọng phơi khô, sao vàng hạ thổ. Khi dùng thì lấy khoảng 25g sắc nước uống hàng ngày.
– Ngoài ra, bạn có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo liều lượng sau: 20g gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ, 16g cát căn, 12g đương quy, 12g huyết đằng, 12g phòng phong, 12g tục đoạn, 12g đơn hoa, 12g chích thảo, 10g tế tân, 10g quế. Đem thuốc sắc 3 lần chia uống 3 lần, mỗi ngày 1 thang.
– Nếu sưng đau nhiều, bệnh nhân dùng cây tầm xoọng nghiền mịn rồi sao rượu để đắp ngoài da kết hợp với uống thuốc bên trong giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
- Trị viêm khớp khủy tay bằng cây cỏ xước
Cây cỏ xước là vị thuốc ngưu tất nam trong Y học cổ truyền. Đây là một loài thực vật mọc hoang nhưng có dược tính cao, với nhiều tác dụng chữa bệnh được y học công nhận. Các tài liệu y học cổ truyền ghi chép rằng, cây cỏ xước có vị đắng, chua, cay, tính bình, với tác dụng lưu thông máu, tiêu viêm, bổ gan thận, tăng cường gân cốt… Vì vậy, cỏ xước thường được dùng để chữa các chứng viêm, đặc biệt là viêm khớp, thấp khớp, chấn thương tụ máu bầm…
Để chữa bệnh viêm khớp khuỷu tay bằng cỏ xước, bạn dùng cả rễ và thân cây cỏ xước đem rửa sạch và phơi khô. Mỗi ngày lấy 10-16g cỏ xước khô sắc uống, chất saponin trong cỏ xước có tác dụng chống viêm giúp người bệnh giảm viêm đau khớp khủy tay trong thời gian ngắn.
2- Chữa trị viêm khớp khuỷu tay theo chỉ định của bác sĩ
Với những trường hợp tiến triển nặng, thường sau 2 tuần áp dụng các biện pháp cải thiện mà các triệu chứng viêm khớp khuỷu tay vẫn không giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn phương hướng điều trị cụ thể.
**Điều trị nội khoa
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như:
- Acetaminophen (Tylenol), Tramadol
- Aspirin, Ibuprofen, Naproxen
Các thuốc này có tác dụng làm giảm đau do viêm khớp khuỷu tay, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau tim, đột quỵ, viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, hoặc tổn thương gan và thận nên cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị là tốt nhất.
Sau khi sử dụng các thuốc trên mà bệnh nhân vẫn không thuyên giảm, có xu hướng tiến triển nặng hơn thì có bệnh nhân có thể được cho uống hoặc tiêm Corticosteroid (steroid) vào khớp khuỷu tay để thúc đẩy nhanh hiệu quả giảm viêm, giảm đau. Thời gian điều trị viêm thường kéo dài 2 tháng.
Trong trường hợp viêm khớp khuỷu tay do các bệnh lý viêm khớp tự miễn thì bác sĩ có thể kết hợp các chế phẩm sinh học như etanercept (Enbrel),infliximab (Remicade), adalimumab (Humira)… và các thuốc chống thấp (DMARD) như methotrexate, gold salts, penicillamine, sulfasalazine và hydroxychloroquine. Những loại thuốc này giúp ức chế quá trình hủy hoại khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân nhưng có thể kèm theo tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần thận trọng khi sử dụng.
Lưu ý:
Các thuốc điều trị viêm khớp có thể được chỉ định cùng với việc thay đổi lối sống cho phù hợp. Điều quan trọng là bạn cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi dùng thuốc viêm khớp. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như gặp tác dụng phụ, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ. Ngoài ra bạn cũng nên nói cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng như vitamin, các thực phẩm chức năng, các thuốc bổ sung không cần kê đơn… Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hay tự ý tăng giảm liều lượng trong đơn thuốc để tránh những tác dụng phụ trên cơ thể.
**Vật lý trị liệu:
Bên cạnh việc dùng thuốc thì vật lý liệu pháp là một giải pháp hiệu quả giúp bệnh nhân giảm đau, tăng cường sức mạnh của khuỷu tay và ngăn ngừa tái phát viêm khớp khuỷu tay.
Bác sĩ trị liệu có thể cho bệnh nhân thực hiện siêu âm, massage đá, hoặc các kỹ thuật cơ kích thích để cải thiện cơ bắp chữa bệnh. Sóng siêu âm trị liệu hoặc tia laser cường độ cao có khả năng làm giảm viêm, giảm đau và kích thích sự lành nhanh của các cấu trúc gân, sụn, mô bị tổn thương.
Một số bài tập có thể cải thiện tầm vận động, khôi phục lại sự linh hoạt của khớp và củng cố các cơ bắp xung quanh khớp khuỷu…
Một số bệnh nhân viêm khớp khuỷu tay có thể được châm cứu vào các huyệt dưới da ở khuỷu tay để kích thích dây thần kinh, giảm đau và cải thiện vận động tốt hơn.
**Điều trị ngoại khoa:
Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét đến biện pháp phẫu thuật để tái tạo lại các khớp, phục hồi và duy trì chức năng vận động khớp. Tuy nhiên, đối với khớp khuỷu tay thì phương pháp này ít phổ biến.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà viêm khớp khuỷu tay sẽ kéo theo những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau, cũng như các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Để chữa bệnh viêm khớp khuỷu tay hiệu quả, người bệnh cần được khám lâm sàng và thực hiện các thủ tục kiểm tra cụ thể như X-quang, chụp MRI… để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẻ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kiểm soát bệnh viêm khớp khuỷu tay hiệu quả.
Đọc tìm hiểu thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!