Viêm khớp phản ứng là căn bệnh ít gặp nhưng có khả năng gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh viêm khớp phản ứng sẽ giúp bạn điều trị bệnh sớm và kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Triệu chứng bệnh viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là căn bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau một nhiễm trùng ở cơ quan ngoài khớp, thường gặp là nhiễm trùng hệ tiết niệu – sinh dục, nhiễm trùng hệ tiêu hóa… , xuất hiện chủ yếu ở những người có cơ địa mang kháng nguyên HLA –B27. Các loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm khớp phản ứng thuộc các nhóm sau:

  • Vi khuẩn hệ tiêu hóa: Shigella, Salmonelle, Campylobacter, Yersinia,  Borrelia.
  • Vi khuẩn hệ tiết niệu – sinh dục:Chlamydia Trachomatis
  • Nhóm virus: Virus viêm gan, Rubella,  Parvovirus, HIV…

trieu-chung-benh-viem-khop-phan-ung-va-cach-dieu-tri-1

Một số trường hợp viêm khớp phản ứng được tìm thấy ở bệnh nhân mắc bệnh lao hệ thống hay viêm đường ruột mạn tính như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng…

Các triệu chứng bệnh viêm khớp phản ứng thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn được 1 vài tuần, 1 vài tháng hay vài năm. Mức độ bệnh viêm khớp phản ứng ở mỗi người cũng không giống nhau, có thể cấp tính hoặc mạn tính và hầu như ít để lại di chứng ở hệ thống vận động nên thường không được quan tâm và chú ý. Các triệu chứng viêm khớp phản ứng bao gồm:

  • Triệu chứng toàn thân:

Bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, cảm thấy khó chịu, chán ăn dẫn đến gầy sụt.

  • Triệu chứng ở cơ – xương -khớp: 

– Viêm 1 hoặc vài khớp không đối xứng, thường thấy ở khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân, kèm theo biểu hiện ngón chân khúc dồi hay ngón chân xúc xích.

– Đau tại cột sống, viêm khớp  khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay, viêm khớp cùng chậu.

– Viêm điểm bám tận của gân cơ, viêm bao gân gót và mắt cá chân.

– Viêm khớp tái phát hoặc mạn tính:các khớp ngoại biên, viêm khớp cùng chậu, viêm cột sống dính khớp.

trieu-chung-benh-viem-khop-phan-ung-va-cach-dieu-tri-2

  • Tổn thương da và niêm mạc:

– Tăng sừng hóa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, da bìu và da đầu giống như tình trạng viêm da trong bệnh vẩy nến.

– Viêm niêm mạc miệng, niêm mạc lưỡi, viêm bao quy đầu.

– Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.

  • Tổn thương mắt:

– Mắt đỏ, sợ ánh sáng và đau nhức trong hốc mắt.

– Viêm kết mạc, viêm màng bồ đào trước, viêm giác mạc hoặc loét giác mạc.

  • Tổn thương ở các cơ quan khác:

Protein niệu, tiểu máu vi thể hay tiểu mủ vô khuẩn.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU:

Cách điều trị bệnh viêm khớp phản ứng 

1. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm khớp phản ứng 

  • Điều trị các tổn thương viêm ở cơ xương khớp bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid.
  • Điều trị nguyên nhân nếu xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
  • Điều trị tổn thương ngoài khớp.
  • Kết hợp vật lý trị liệu và điều trị ngăn ngừa biến chứng.

trieu-chung-benh-viem-khop-phan-ung-va-cach-dieu-tri-3

2. Phác đồ điều trị 

  • Sử dụng Corticoid tại chỗ hoặc toàn thân: Prednisolone hoặc Methylprednisolone, ít phổ biến, chỉ áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc có chống chỉ định với NSAID.
  • Kháng sinh: Ciprofloxacin, Levofloxacin, Tetracyclin, Trimethoprim – sulfamethoxazol, Lymecyclin. Dùng khi đã xác định được nhiễm trùng hệ tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu – sinh dục.
  • Điều trị các biểu hiện viêm khớp mạn tính: Sulfasalazin, Methotrexat
  • Điều trị các tổn thương ngoài khớp: Tổn thương da nhẹ thì dùng corticoid và/hoặc acid salicylic để bôi tại chỗ. Nặng/mạn tính thì có thể xem xét sử dụng methotrexat hoặc retinoid.
  • Điều trị phòng ngừa:

–  Phòng ngừa tổn thương dạ dày – tá tràng do dùng các thuốc NSAID: Dùng thuốc ức chế bơm proton như lansoprazol, omeprazol, pantoprazol…

– Tập vật lý trị liệu từ khi bệnh mới phát để phòng ngừa các biến chứng teo cơ và cứng khớp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *