Trị bệnh đau xương khớp uống thuốc gì là vấn đề mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Đau nhức xương khớp không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn mà còn gây hạn chế vận động, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, đau nhức xương khớp càng khiến sức khỏe bệnh nhân ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Để điều trị đau nhức xương khớp, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y, Đông y, thuốc Nam kết hợp với các phương pháp trị liệu khác giúp khắc phục các triệu chứng đau nhức xương khớp.

Đau nhức xương khớp là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp là tình trạng tổn thương các khớp xương, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp xương kèm theo các triệu chứng sưng khớp, cứng khớp, đau và nhức mỏi khớp, biến dạng khớp… Đau nhức xương khớp thường gặp ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:

đau nhức xương khớp

  • Do viêm khớp khiến xương khớp bị đau nhức, sưng nề và bấm tím ở khớp, gây cản trở vận động.
  • Thoái hóa khớp do sụn khớp khớp bị lão hóa dẫn đến mất sụn khớp, khiến các xương dưới sụn cọ sát vào nhau và gây đau nhức khi vận động. Đặc biệt là khi trời lạnh, mạch máu dưới da co lại gây thiếu máu nuôi dưỡng khớp, sụn khớp và màng hoạt dịch dẫn đến đau nhức xương khớp nhiều hơn.
  • Loãng xương, thiếu canxi và vitamin D khiến các đầu xương bị đau nhức, mỏi dọc ở các xương dài, toàn thân bị đau nhức như kim châm, chuột rút, đau cột sống, đau dây thần kinh liên sườn…
  • Do bệnh Paget xương, còn gọi là viêm xương biến dạng gây đau nhức trong xương, trong khớp xương.
  • Do chấn thương xương khớp dẫn đến đau nhức xương khớp.
  • Do chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì khiến xương khớp chịu áp lực quá tải và dễ bị đau nhức.
  • Do tư thế sinh hoạt và làm việc không phù hợp, làm việc quá sức, nằm ngủ sai tư thế khiến mạch máu bị chèn ép, dẫn đến thiếu máu nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ và xương khớp.

Đau nhức xương khớp thường gặp ở các vị trí như đau vai gáy, cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, vùng cột sống lưng và thắt lưng, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân…Đau nhức xương khớp khiến người bệnh mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém, tâm trạng muộn phiền, chỉ muốn nằm nghỉ, ngại vận động. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến các khớp xương càng trở nên tê cứng, khó cử động và kéo theo nhiều căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Trị bệnh đau xương khớp uống thuốc gì ?

Đau xương khớp thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của xương khớp và gây cản trở khả năng vận động của người bệnh. Có nhiều phương pháp trị đau nhức xương khớp như áp dụng y học hiện đại, y học cổ truyền, Đông y hoặc dùng thuốc nam kết hợp trị liệu, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…. Tùy theo mỗi phương pháp điều trị mà bệnh nhân được chỉ định các loại thuốc, bài thuốc phù hợp. Dưới đây là thuốc được dùng trong các phương pháp điều trị đau xương khớp hiện nay.

1- Điều trị bệnh đau xương khớp bằng thuốc Tây y

Theo y học hiện đại – Tây y, đau nhức xương khớp do nhiều yếu tố kết hợp và gây bệnh như sự lão hóa xương khớp, chấn thương xương khớp, dị tật bẩm sinh, di truyền, thời tiết nóng ẩm, tính chất công việc, lao động nặng, sai tư thế sinh hoạt và làm việc…

thuốc trị đau nhức xương khớp

  • Các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp bao gồm:

Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Korulac, Arcoxia, Artrodar, Bonlutin, Diclofenac, Fenalgic,   Ibuprofen, Mobic, Profenid, Voltaren…

Các loại thuốc khác: Hydrocortisol, Novacain, Vitamin B12 có thể dùng theo dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.

Các nhóm thuốc đường tiêu hóa: Borini-K, Medoprazole, Salazopyrine để hạn chế ảnh hưởng của các thuốc khác lên dạ dày, tá tràng và thận.

  • Ưu điểm: Giảm thiểu các triệu chứng đau xương khớp nhanh chóng.
  • Nhược điểm: Dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể, ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày – tá tràng.

2- Chữa trị bệnh đau xương khớp bằng thuốc Đông y

Đông y quan niệm, đau nhức xương khớp thuộc phạm vị chứng Tý, do phong hàn – phong nhiệt – thấp nhiệt xâm nhập vào gân cơ, xương khớp, kinh lạc gây cản trở sự vận hành của khí huyết. Khí huyết bị tắc nghẽn không thông sẽ dẫn đến sưng đau, tê mỏi ở khớp và toàn thân. Bên cạnh đó, ở người cao tuổi, chức năng can thận bị hư hao cũng khiến khí huyết bị suy giảm và dẫn đến thoái hóa khớp, gây đau nhức xương khớp và biến dạng khớp.

tri dau nhuc xuong khop

  • Các bài thuốc trị đau xương khớp bao gồm:

Bài 1: Độc hoạt tang ký sinh thang

Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 12g, Phòng phong 12g, Đỗ trọng 12g, Ngưu tất 12, Bạch thược 12g, Thục địa 12g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g, Đương quy 8g, Tế tân 8g,  Tần giao 8g, Quế chi 8g, Cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Bài 2: Bạch hổ quế chi thang gia vị 

Thạch cao 40g, Kim ngân 20g, Hoàng bá 12g, Tang chi 12g, Tri mẫu 12g, Phòng kỷ 12g, Ngạnh mễ 12g, Thương truật 8g,  Cam thảo 8g, Quế chi 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Bài 3: Quyên tý thang

Khương hoạt 20g, Phòng phong 16g, Xích thược 16g, Hoàng kỳ 16g, Đương quy 16g, Khương hoàng 12g, Chích thảo 10g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

  • Ưu điểm: Bồi bổ khí huyết can thận, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, ngăn ngừa tái phát, ít gây tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Nhược điểm: Tác dụng chậm, hiệu quả chậm, thời gian điều trị kéo dài.

3- Chữa bệnh đau xương khớp nhờ uống thuốc Nam

 đau nhức xương khớp uống thuốc gì

  • Các bài thuốc nam trị đau xương khớp bao gồm:

Bài 1: Bài thuốc từ lá lốt

Đem 15-30g lá tươi hoặc 5-10g lá lốt khô sắc với 2 chén nước đến khi còn lại 1/2 chén thì chắt lấy nước thuốc và uống sau khi ăn tối, uống khi thuốc còn ấm. Một liệu trình điều trị kéo dài 10 ngày.

Bài 2: Bài thuốc từ cây trinh nữ

Đem 20-30g rễ cây trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu và sao cho thơm rồi sắc với 4 chén nước sao cho còn lại 1 chén thì chia uống 2 lần/ngày. Có thể nấu thành dạng cao lỏng để pha rượu dùng dần đều được.

Bài 3: Bài thuốc từ bột quế và mật ong

Pha 1 muỗng bột quế với 2 muỗng mật ong nguyên chất vào 1 cốc nước nóng để uống. Thực hiện ngày 2 lần, dùng thường xuyên sẽ giúp cải thiện bệnh viêm khớp, đau nhức xương khớp.

  • Ưu điểm: Dễ kiếm, dễ sử dụng, chi phí thấp, an toàn cho cơ thể.
  • Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài, tốn thời gian.

Trên đây là một số thuốc điều trị đau xương khớp theo từng phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần được bác sĩ hoặc thầy thuốc thăm khám cụ thể và chỉ định thuốc điều trị phù hợp, kết hợp với các phương pháp trị liệu, dưỡng sinh, điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt… để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *