Một sai lầm phổ biến mà nhiều người thường mắc phải khi nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan trong phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp ở những độ tuổi khác, trong đó có thanh thiếu niên. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên qua bài viết dưới đây để có một góc nhìn đầy đủ về tình trạng này.
tim-hieu-ve-benh-viem-da-khop-dang-thap-o-thanh-thieu-nien-1

Viêm đa khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên

“Viêm khớp dạng thấp thiếu niên” (Juvenile Rheumatoid Arthritis – JRA) là tên gọi các bệnh viêm khớp mạn tính xảy ra ở nhóm bệnh nhân là trẻ em nằm trong độ tuổi dưới 16. Bệnh lý này là tình trạng viêm bao hoạt dịch không mủ dạng mạn tính. Bệnh cũng có thể đi kèm những biểu hiện khác bên ngoài khớp.

Bản chất của viêm khớp dạng thấp thiếu niên có đặc điểm khá giống ở người lớn. Khác biệt giữa 2 tình trạng này nằm ở kiểu phản ứng lâm sàng của bệnh. Khi xảy ra ở thiếu niên, bệnh thường có những di chứng teo cơ cứng khớp, viêm mống mắt rất nguy hiểm. Những di chứng này sẽ gây tàn tật suốt đời, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Tần suất mắc viêm đa khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên có tần suất xảy ra ít hơn so với người trưởng thành. Một số thống kê ở nhiều quốc gia chỉ ra trẻ từ 2-16 tuổi là đối tượng có thể mắc phải bệnh lý này. Tỷ lệ mắc viêm đa khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên là 1/1000. Bệnh lý này có tỷ lệ mắc phải cao hơn ở trẻ em gái. Đa số trường hợp bệnh có diễn biến nhẹ. Những diễn biến nặng có tỉ lệ tương đối thấp.

tim-hieu-ve-benh-viem-da-khop-dang-thap-o-thanh-thieu-nien-3

Các thể lâm sàng của bệnh

Bệnh có 3 thể lâm sàng dựa vào dấu hiệu khởi phát:

  1. Thể viêm ít khớp (Pauciarticular). Có số khớp bị ảnh hưởng ít hơn 4.
  2. Thể viêm đa khớp (Polyarticular). Tổn thương nhiều hơn 4 khớp.
  3. Thể hệ thống (systemic-onset). Tình trạng viêm khớp đi kèm với tình trạng sốt và phát ban ở bệnh nhân.

Thể ít khớp

Tình trạng viêm khớp ở bệnh nhân có tác động ít hơn 4 khớp. Bệnh diễn biến hơn 6 tháng. Các tổn thương phổ biến gồm: khớp gối, khớp cổ chân, khuỷu, cổ tay. Đây là thể có diễn biến nhẹ. Bệnh nhân có thể được điều trị với thuốc chống viêm non-steroid (NSAID). Tuy nhiên thể này có 2 di chứng nặng: viêm mống mắt, chân bên bệnh dài hơn chân bên lành (sụn nối bị kích thích tăng hoạt động do tình trạng viêm).

Thể đa khớp

Số khớp bị viêm từ 4 khớp hoặc hơn. Diễn tiến bệnh 6 tháng. Bệnh nhân có sốt nhẹ kéo dài, mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng viêm bắt đầu từ một khớp. Bệnh tiến triển tại các khớp đối xứng. Biểu hiện phổ biến của bệnh như: sưng đau, phù nề, đôi khi có tràn dịch khớp gối. Khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu là những vị trí thường xảy ra viêm.

Đây là thể nặng nhất của bệnh. Số lượng khớp viêm lớn, tình trạng viêm phức tạp. Thể bệnh này ảnh hưởng lâu dài. Theo thời gian có dấu hiệu tăng dần mức độ ảnh hưởng. Trẻ mắc thể này thường có nhiều biến dạng xương khớp cần điều trị đặc biệt bằng các thuốc kháng viêm, chế phẩm sinh học. Việc điều trị cần được chẩn đoán và tiến hành kỹ lưỡng bởi có nhiều tác dụng phụ và biến chứng khi điều trị.

Thể hệ thống

Thể này còn có tên là bệnh Still. Trẻ từ 5 – 7 tuổi có thể gặp phải. Biểu hiện phổ biến là sốt cao toàn thân kéo dài. Những dấu hiệu nhận biết như: viêm các khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu, khớp ngón,… Bên cạnh đó, các khớp có dấu hiệu viêm sưng, nóng, đau, ít đỏ. Đôi khi có tình trạng tràn dịch khớp.

Thể này có các dấu hiệu bên ngoài:

Ban đỏ ở da xảy ra ở thân mình, tứ chi nhất là lòng bàn tay, bàn chân. Thể này cũng có những tổn thương nội tạng. Gan, lách, hạch, viêm màng ngoài tim, viêm màng bụng, màng phổi,… là những tình trạng tổn thương phổ biến.

Thể này kéo dài từng đợt và tái phát, nhẹ dần và khỏi sau vài năm. Tuy nhiên trường hợp nặng có thể gặp các biến chứng nặng ở thận gây tử vong.

tim-hieu-ve-benh-viem-da-khop-dang-thap-o-thanh-thieu-nien-2

Chẩn đoán

Chưa có phương pháp chẩn đoán riêng biệt dành cho bệnh lý này. Bác sĩ thường dựa vào những tình trạng bệnh:

  • Viêm khớp trên 6 tháng.
  • Bệnh nhân dưới 16 tuổi.
  • Có biểu hiện viêm khớp, ban đỏ, nốt dạng thấp.
  • Xuất hiện viêm nội tạng
  • Viêm mắt.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên là bệnh lý nguy hiểm. Do đó cần hết sức cảnh giác. Khi có dấu hiệu bệnh cần can thiệp sớm và điều trị tích cực để tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *