Bấm huyệt chữa bệnh viêm đa khớp là một thủ thuật phổ biến trong điều trị bệnh viêm đa khớp theo y học cổ truyền. Đây là phương pháp bổ trợ không cần dùng đến thuốc có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng và tuần hoàn máu để cải thiện các triệu chứng viêm đa khớp hiệu quả. 

Phương pháp bấm huyệt trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, viêm đa khớp thuộc phạm vi chứng Tý (Tam tý, Ngũ tý, Chu tý), hình thành do Ngoại cảm kết hợp với Nội thương khiến Phong, Hàn, Thấp xâm nhập và gây rối loạn sự vận hành của khí huyết, bế tắc kinh lạc dẫn đến các triệu chứng đau nhức, tê mỏi, sưng, buốt, nặng,…ở một vùng cơ thể hay tại các khớp xương.

phuong-phap-bam-huyet-chua-benh-viem-da-khop-1

Để điều trị viêm đa khớp, y học cổ truyền kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm: dùng thuốc, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, tập vận động. Trong đó, xoa bóp bấm huyệt là một thủ thuật nhằm tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh và mạch máu và các cơ quan cảm thụ với tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng và lưu thông máu huyết tại chỗ và toàn thân thông qua cơ chế thần kinh thể dịch.

Khi được tác động vào các huyệt vị được xác định là có tập trung nhiều mạch máu và những dây, nhánh, thụ cảm thể thần kinh thì hệ thống thần kinh thể dịch của cơ thể sẽ tiếp nhận các tín hiệu kích thích huyệt và huy động toàn bộ cơ thể đáp lại kích thích bằng 3 loại phản xạ. Đó là các phản xạ tại chỗ, phản xạ tiết đoạn và phản xạ toàn thân. Các phản xạ đáp ứng này giúp cơ thể sẽ được nâng cao khả năng tự bảo vệ điều hòa các rối loạn bệnh lý.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Phương pháp bấm huyệt chữa bệnh viêm đa khớp

Trong y học cổ truyền, xoa bóp và bấm huyệt thường đi chung với nhau có tác dụng hỗ trợ cho nhau, giúp giảm đau, chống viêm, giảm phù nề, giãn cơ, tăng cường trao đổi chất, lưu thông tuần hoàn máu. Xoa bóp bao gồm các thủ thuật ấn, day, lăn, véo ở các khớp và các cơ quanh khớp bị tổn thương, cụ thể:

phuong-phap-bam-huyet-chua-benh-viem-da-khop-2

  • Ấn: Dùng ngón tay ấn lên vùng huyệt cần tác động.
  • Day: Dùng ô mô út hoặc gốc bàn tay ấn xuống vùng da của người bệnh đi động theo đường tròn.
  • Lăn: Dùng mu bàn tay hoặc mặt bên của ô mô út rồi vận động khớp cổ tay nhẹ nhàng với một sức ép nhất định lăn trên vùng cần xoa bóp.
  • Véo: Dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ kéo vùng da cần xoa bóp của người bệnh lên, thực hiện liên tiếp để da người bệnh luôn bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc.

Bấm huyệt là thủ thuật dùng tay tác động lên các huyệt đạo của cơ thể giúp đả thông kinh mạch, lưu thông máu huyết, trừ khử ngoại tà, điều hòa dinh vệ và các chức năng tạng phủ. Các huyệt cần tác động khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa viêm đa khớp dạng thấp bao gồm:

phuong-phap-bam-huyet-chua-benh-viem-da-khop-3

  • A thị huyệt: Là các huyệt nằm tại vùng khớp bị tổn thương mà khi ấn vào người bệnh cảm thấy đau.
  • Huyệt Phong trì: Nằm tại chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm sau gáy.
  • Huyệt Khúc trì: Nằm ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu tay khi ta gấp cẳng tay vào cánh tay.
  • Huyệt Hợp cốc: Nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ.
  • Huyệt Phong môn: Nằm tại vị trí cách mỏm gai D2 đo ra 1,5 thốn.
  • Huyệt Đại chùy: Nằm ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cổ 7 (C7) hoặc trên đốt sống lưng 1 (D1)
  • Huyệt Huyết hải: Nằm ở vị trí cách mé trong đầu xương bánh chè khi đo lên 2 thốn.
  • Huyệt Túc tam lý: Nằm dưới hõm xương bánh chè 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay.
  • Huyệt Phong long: Từ huyệt Túc tam lý đo xuống phía dưới khoảng 5 thốn rồi đo ngang ra ngoài 1 khoát ngón tay.
  • Huyệt Tam âm giao: Từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá chân trong đo lên 3 thốn, nằm cách bờ sau xương chày 1 khoát ngón tay.

Chú ý: 1 khoát ngón tay = chiều ngang qua gốc ngón tay cái (chỗ cao nhất khi gập ngón tay lại), tương đương 1 thốn.

Để thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa bệnh viêm đa khớp đạt hiệu quả cao, người bệnh cần được thầy thuốc thăm khám, bắt mạch và xem xét tình trạng bệnh lý cụ thể. Trong quá trình xoa bóp, cần kết hợp vận động các khớp theo các tư thế và động tác hoạt động chức năng của khớp để phục hồi và duy trì sự vận động của khớp. Vận động phải được thực hiện từng bước, kiên trì tập luyện dần dần để tăng biên độ hoạt động các khớp. Sau khi các khớp đã được phục hồi chức năng vận động thì người bệnh cũng phải luyện tập đều đặn mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng dính khớp tái phát.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *