Do tính chất đặc thù của công việc, nhân viên văn phòng một trong những đối tượng thường dễ mắc bệnh đau vai gáy. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến đau mỏi liên tục khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, sinh hoạt bị hạn chế. Do đó, để phòng ngừa đau mỏi vai gáy ở dân văn phòng, mỗi một cá nhân cần tư giác rèn luyện và điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp để phòng bệnh hiệu quả.

Đau vai gáy – bệnh thường gặp ở dân văn phòng 

Chị Nguyễn T. Lanh (36t, nhân viên hành chính một công ty ở Hà Nội) cho biết :” Mình bị đau vai gáy cách đây vài tháng. Tưởng là do mới sinh con xong nên sức khỏe yếu nên cũng chủ quan không đi khám. Tới gần đây mới thấy đau dai dẳng hết cả vùng vai gáy, cổ co cứng không quay được. Mình đi khám ở phòng khám gần nhà thì BS bảo vị đau vai gáy, phải tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy“.

phong-ngua-dau-moi-vai-gay-o-dan-van-phong-1

Cũng tương tự trường hợp của chị Vân, chị Bích Ngọc (Từ Liêm – Hà Nội) làm nhân viên thiết kế cho một tạp chí cũng gặp thường gặp phải tình trạng đau mỏi vai gáy vào buổi sáng ngủ dậy. Làm việc tới trưa thấy cổ đau và cứng không thể xoay đầu sang trái phải. Đôi khi chị còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Mỗi lần đứng lên hay ngồi xuống là vai và lưng trên bị đau nhói gây ảnh hưởng đến công vệc của chị rất nhiều.

Do tính chất đặc thù của công việc, nhân viên văn phòng một trong những đối tượng thường dễ mắc bệnh đau vai gáy. Do phải thường xuyên làm việc với máy tính, ít di chuyển khiến cơ thể luôn ở một tư tế nhất định trong thời gian dài. Các cơ ở vùng cổ, gáy, vai và đôi tay phải hoạt động liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn dẫn đến co cứng co và gây đau mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến đau mỏi liên tục khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, sinh hoạt bị hạn chế.

Phòng ngừa đau mỏi vai gáy ở dân văn phòng

Theo BS Nguyễn Ngọc Phương (BV Y học cổ truyền TW): “Nhân viên văn phòng là đối tượng mắc bệnh đau vai gáy rất phổ biến. Nguyên nhân là do tư thế làm việc không phù hợp trong thời gian dài, ngồi lâu, ít di chuyển vận động khiến hệ tuần hoàn giảm lưu thông máu và trao đổi đến các cơ vùng cổ vai gáy, gây đau mỏi. Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý về cột sống cổ như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, dị tật hay vẹo cổ bẩm sinh , chấn thương vùng cổ… cũng có khả năng mắc bệnh này rất cao…”.

BS cũng cho biết, các triệu chứng đau vai gáy là đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhói như điện giật ở vùng cổ, gáy rất khó chịu. Đôi khi đau lan đến mang tai và thái dương hoặc lan sáng vai xuống cánh tay khiến người bệnh khó cử động. Để phòng ngừa đau mỏi vai gáy ở dân văn phòng, chúng ta cần chú ý những yêu cầu sau đây:

phong-ngua-dau-moi-vai-gay-o-dan-van-phong-2

1Đề phòng đau vai gáy khi trời lạnh bằng cách giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh, cảm lạnh đột ngột, nhất là vào lúc sáng sớm hay về đêm.

2– Nhân viên văn phòng khi làm việc nên chú ý tư thế sao cho phù hợp. Lưng giữ thẳng hoặc tựa vào ghếcó lót tấm đệm, không ngồi quá thấp hoặc quá cao. Cổ giữ thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước, không cúi gập cổ quá lâu. Bàn phím để thấp hơn khuỷu tay, đặt khuỷu tay vuông góc để tránh mỏi bả vai.

3– Cố gắng dành thời gian vận động, nghỉ giải lao giữa giờ làm việc. Khoảng 30 – 60 phút thì nên nghỉ giải lao 1 lần, đi lại, hoặc thực hiện các động tác vận động cột sống, cổ, vai và tay.

4– Khi nghỉ ngơi, nằm ngủ, không gối đầu quá cao trên 10 cm. Không nằm xiên vẹo khi xem tivi vì sẽ khiến cổ gáy bị ảnh hưởng. Nên tựa lưng vào ghế dựa hoặc đặt cổ ở một điểm phù hợp.

5– Khi bị đau cổ gáy, không bẻ hoặc lắc cổ kêu rắc rắc. Điều này có thể gây thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ (nếu có) càng trở nên nghiêm trọng.

6 – Tham khảo các món ăn tốt cho người bị đau vai gáy. Bổ sung các khoáng chất canxi, kali và vitamin B, C, E, D từ thực phẩm để giúp nuôi dưỡng hệ xương khớp và cơ bắp chắc khỏe, phòng ngừa đau mỏi vai gáy và nhiều căn bệnh khác.

7– Xoa bóp nhẹ nhàng tại chỗ để giúp giảm đau, tăng cường lưu lượng máu đến các cơ bắp để giảm đau mỏi.

Mỗi một cá nhân cần tư giác rèn luyện và điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp để phòng bệnh hiệu quả. Đau vai gáy không phải là căn bệnh nguy hiểm và khó chữa nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì vậy, khi thấy cổ vai gáy bị đau và co cứng, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh hoặc xương khớp uy tín kiểm tra cụ thể. Không tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh tình trạng “chữa lợn lành thành lợn què”.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *