Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân là những bệnh lý về xương khớp thường dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai cách. Tìm hiểu các thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết cách phân biệt viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân dễ dàng, giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Phân biệt viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

Viêm màng hoạt dịch

Viêm bao gân

 Tính chất  Mỗi một khớp động đều được bao bọc trong một bao khớp, trong bao khớp có lớp màng lót được gọi gọi là màng hoạt dịch, tiết ra chất dịch để bôi trơn và nuôi dưỡng khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru.

Viêm màng hoạt dịch là tình trạng màng bao hoạt dịch bị sưng viêm, đỏ gây ảnh hưởng đến khớp xương, dây chằng và các cơ gần khớp, khiến việc vận động trở nên khó khăn và hạn chế.

Gân được bao bọc bởi bao gân có cấu trúc như màng hoạt dịch, có lớp màng mỏng bên trong với dịch nhầy. Bao gân có vai trò như một ròng rọc cố định đường đi của gân.

 Viêm bao gân là tình trạng viêm xảy ra đồng thời ở cả gân lẫn bao hoạt dịch bọc xung quanh gân. Khi bao gân bị tổn thương viêm sẽ gây cản trở hoạt động của gân.

 Vị trí  Xảy ra ở màng bao hoạt dịch khớp  Xảy ra ở bao hoạt dịch của gân
 Nguyên nhân Màng hoạt dịch bị viêm có thể là do:

  • Sử dụng khớp quá mức
  • Chấn thương khớp (khi chơi thể thao, tai nạn, té ngã…)
  • Nhiễm khuẩn khớp
  • Mắc bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp…
Bao gân bị viêm là do:

  • Thực hiện các động tác quá mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Chấn thương, vận động sai tư thế
  • Thoái hóa gân do tuổi tác ngày càng ca khiến lượng máu nuôi dưỡng các bao gân bị giảm.
  • Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh về rối loạn chuyển hóa…
 Triệu chứng
  • Sưng, nóng và đỏ ở vùng khớp bị viêm màng hoạt dịch.
  • Đau nhức, đau tăng khi vận động khớp hoặc ấn vào vùng khớp bị tổn thương màng hoạt dịch.
  • Cứng khớp.
  • Tiết dịch bất thường, tràn dịch khớp.
  • Sốt
Tùy theo mỗi loại viêm (hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay lò xo, viêm bao gân vùng mỏm châm quay – hội chứng viêm bao gân De Quervain,…) mà có các triệu chứng khác nhau. Chủ yếu là gây đau khi ấn vào vùng bị viêm và sưng trên gân, hạn chế vận động của gân nói riêng và cơ xương khớp nói chung.

 

 Phương pháp  điều trị
  • Nghỉ ngơi, sử dụng nẹp hoặc bó bột để nâng đỡ vùng khớp bị tổn thương màng hoạt dịch.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, tiêm thuốc corticoid tại khớp.
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh trong trường hợp viêm màng hoạt dịch do nhiễm khuẩn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ màng hoạt dịch trong trường hợp nặng, điều trị nội khoa không hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc mỡ nhóm non-steroid như methyl salicilat, voltaren, profenid để thoa tại chỗ đau.
  • Tiêm hydrocortisol vào bao gân trong trường hợp nặng.
  • Vật lý trị liệu: Dùng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn, điện di novocain hay salicilat tại chỗ.
  • Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp nếu viêm bao gân là do nguyên nhân này.
  • Phẫu thuật nếu gân bị dính gây cản trở vận động.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *