Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh gút dễ dàng
Bệnh gút thường khởi phát đột ngột, đặc biệt gây đau dữ dội tại các khớp nên không quá khó phát hiện. Nếu người bệnh thăm khăm khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực. Nhưng nếu để bệnh gút chuyển thành mãn tính, không điều trị có thể dẫn đến cứng khớp, biến dạng khớp, teo cơ quanh khớp và mất dần khả năng vận động. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh gút mà chúng ta cần quan tâm.
Gút là bệnh gì?
Bệnh gút hay gout (theo Y học hiện đại) hoặc bệnh thống phong (theo Y học cổ truyền) là một dạng viêm khớp thường gặp có liên quan đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa purine ở người, khiến quá trình chuyển hóa axit uric bị ảnh hưởng (tăng sản xuất và/hoặc giảm đào thải axit uric trong máu ra ngoài), dẫn đến gia tăng quá nhiều axit uric trong máu. Khi đó, các tinh thể muối urate natri sẽ lắng đọng tại các khớp, tim, thận… và gây ra các triệu chứng bệnh gút.
Theo BS. Hồ Phạm Thục Lan (Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân Dân 115) cho biết, “hơn 90% các trường hợp bệnh gút là nguyên phát, tức là không rõ nguyên nhân; và 10% còn lại là thứ phát sau một số bệnh lý khác hoặc dùng thuốc“. Bệnh gút phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, các nguyên nhân thứ phát làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút bao gồm:
Nguyên nhân khách quan:
- Do bẩm sinh có nồng độ axit uric trong máu cao
- Di truyền, từ gia đình có tiền sử mắc bệnh gút
- Giới tính (nam)
Nguyên nhân chủ quan:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học (ăn nhiều thịt và hải sản có nồng độ purines cao; uống nhiều bia, rượu, thức uống chứa cồn…)
- Các bệnh lý (béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim, xơ vữa động mạch, suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hoá lipid máu, bệnh vảy nến, ung thư…)
- Dùng thuốc ( thuốc lợi tiểu, thuốc kháng lao, thuốc aspirine…)
- Nhiễm độc chì, nhiễm trùng cấp tính
- Chấn thương khớp
- Phẫu thuật…
Rối loạn về chuyển hóa không chỉ là nguyên nhân gây bệnh gút mà còn gây viêm bao hoạt dịch cổ tay và cổ chân. Tìm hiểu xem viêm bao hoạt dịch ở cổ tay cổ chân có nguy hiểm không ? tại đây.
Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh gút mà bạn cần biết
Bệnh gút thường khởi phát đột ngột, đặc biệt gây đau dữ dội tại các khớp nên không quá khó phát hiện. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh gút mà bạn cần quan tâm:
Triệu chứng bệnh gút ở đợt đau đầu tiên
Khi các tinh thể acid uric tích tụ trong khớp và các mô quanh khớp đến 1 mức nhất định sẽ gây ra các cơn đau gút cấp tính. Các khớp chịu tổn thương đầu tiên thường là các khớp ở chân, đặc biệt là khớp ngón chân cái. Các khớp bị đau kế tiếp là khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp gối, khớp bàn tay, khớp ngón tay…
Không chỉ gây đau khớp mà còn kèm theo hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ, mềm mọng vô cùng khó chịu. Đau gút thường khởi phát vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Đau nhiều đến mức chỉ cần chạm nhẹ vào khớp cũng không chịu nổi. Y học gọi triệu chứng này là là Podagra.
Cơn đau kéo dài đến vài giờ rồi giảm dần dưới 1 tuần sau đó mà không cần điều trị. Khi cơn đau gút rút dần sẽ khiến lớp da quanh khớp bị đau và gây tróc ngứa, tím đỏ như bị nhiễm trùng.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, triệu chứng bệnh gút không rõ rệt. Bệnh nhân có thể chỉ bị đau nhẹ kèm theo các cục u ở khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối…. và thường chẩn đoán sai thành chứng bong gân.
Ngoài cơn đau ở khớp thì người bệnh còn kèm theo sốt, lạnh run, giới hạn cử động….

Triệu chứng bệnh gút qua các đợt đau gút tiếp theo
Đợt đau gút kế tiếp thường xuất hiện sau đợt đầu khoảng vài tháng cho đến 1-2 năm sau đó. Trong khoảng thời gian cơn đau gút biến mất, nhiều người cứ tưởng mình đã khỏi bệnh nhưng không biết rằng bệnh đang trong giai đoạn tiến triển.
Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc đau cả tháng. Các đợt viêm khớp kéo dài, không tự khỏi. Khoảng cách giữa các đợt đau ngày càng bị rút ngắn. Viêm khớp xảy ra liên tục, kéo dài dẫn đến bệnh gút mãn tính. Sự xuất hiện của các hạt tophi nổi trên khớp (ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, mắc cá, đầu gối…) hoặc xung quanh khớp, vành tai cho thấy sự lắng đọng của các tinh thể urate ở phần mềm quanh khớp.
Nếu người bệnh thăm khăm khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực. Nhưng nếu để bệnh gút chuyển thành mãn tính, không điều trị có thể dẫn đến cứng khớp, biến dạng khớp, teo cơ quanh khớp và mất dần khả năng vận động. Chưa kể, ngoài các tổn thương ở khớp, tinh thể urate lắng đọng ở các cơ quan khác gây bệnh về tim mạch, sỏi thận, suy thận…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!