Trang Chủ » Kiến Thức Bệnh Học » Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Không chỉ xuất hiện ở người lớn, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến ở những trẻ dưới 16 tuổi với nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Vậy, nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm khớp dạng thấp? Làm cách nào để phòng bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em? Tìm hiểu những thông tin sau đây sẽ giúp các vị phụ huynh chăm lo sức khỏe con em mình tốt hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em còn được gọi là viêm khớp dạng thấp vị thành niên hay viêm khớp tự phát thiếu niên… Vào năm 1977, Hội nghị nhi khoa Quốc tế đã diễn ra và thống nhất tên gọi “Viêm khớp dạng thấp thiếu niên” để chỉ tất cả các căn bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ dưới 16 tuổi.
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là bệnh viêm màng bao hoạt dịch không sinh mủ mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, cùng với một số biểu hiện ngoài khớp. Về bản chất, viêm khớp dạng thấp thiếu niên giống với bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn nhưng lại khác ở một số triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường gặp bao gồm đau khớp và cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau một giấc ngủ ngắn khiến bệnh nhân khó vận động. Sưng khớp, thường gặp ở các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân, đầu gối. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên được chi thành 3 thể là thể ít khớp, thể đa khớp và thể hệ thống. Mỗi thể có những đặc trưng riêng nhưng nhìn chung đều gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến thị lực và cản trở sự phát triển của trẻ, nghiêm trọng hơn cả là khiến trẻ bị tàn tật suốt đời, tăng gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một dạng rối loạn tự miễn, không phải do vi khuẩn gây ra mà là do yếu tố tự miễn. Bệnh xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể làm sản sinh ra các kháng thể tấn công vào các tế bào và các mô trong cơ thể. Tuy chưa được khẳng định chính xác nguyên nhân vì sao nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, tính di truyền và môi trường sống có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Đột biến gen nào đó có thể khiến một người dễ bị các yếu tố môi trường xâm nhập và gây bệnh. Ngoài ra, nhiều thống kê cho thấy, tình trạng nhiễm trùng có khả năng làm khởi động các quá trình trong hệ miễn dịch, nhiều người bị viêm khớp dạng thấp sau khi nhiễm virus, streptococus, chlamydia mycoplasma, salmonella, shigella… Ngoài ra, các yếu tố về giới tính, dân tộc, sắc tộc cũng tác động lớn đến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Để phòng bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em, gia đình cần chú ý thực hiện một số vấn đề sau đây:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ bằng cách cho trẻ đáng răng ít nhất lần/ngày, cho trẻ ngậm và súc miệng bằng nước muối, giữ ấm cơ thể… để ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với dịch bệnh, người bệnh bị viêm nhiễm đường hô hấp trên để hạn chế vi khuẩn lây bệnh.
- Cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh của cơ bắp, sự dẻo dai của gân và dây chằng, sự linh hoạt và chắc khỏe của xương khớp.
- Chế độ ăn uống của trẻ cũng phải được chú ý, cha mẹ nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ các thực phẩm lành mạnh vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Canxi, vitamin D, vitamin C, acid folic, magie,… là những vi chất cần thiết để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp tốt nhất.
- Khi phát hiện trẻ bị viêm họng, hay đau nhức xương khớp thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Tốt nhất, nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể và ngăn chặn sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!