Trang Chủ » Viêm khớp » Viêm khớp cổ tay » Lý giải hiện tượng đau khớp cổ tay không rõ nguyên nhân
Lý giải hiện tượng đau khớp cổ tay không rõ nguyên nhân
Đau khớp cổ tay là một trong những dạng bệnh về xương khớp khá phổ biến. Bệnh không chỉ gây đau nhức mà còn cản trở khả năng vận động của người bệnh. Bệnh đau khớp cổ tay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Lý giải hiện tượng đau khớp cổ tay không rõ nguyên nhân, giúp bạn đọc dễ dàng nhận biết nguyên nhân bệnh đau khớp cổ tay và điều trị bệnh kịp thời.
Đau khớp cổ tay là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên 30 – 50 tuổi. Đặc biệt, bệnh đau khớp cổ tay xảy ra chủ yếu ở dân văn phòng làm việc tiếp xúc trực tiếp với bàn phím máy tính, khiến các dây thần kinh bị căng ra, gây áp lực lên hệ thống cơ xương.
Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, bệnh đau khớp cổ tay chiếm 14% tổng số bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Và cũng theo nghiên cứu của Bộ y tế có đến 50% số bệnh nhân mắc bệnh đau khớp cổ tay hạn chế trong vấn đề hoạt động như cầm, nắm, cử động cổ tay khó khăn. Khi bệnh chuyển biến nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm, gây trở ngại trong việc vận động và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, chúng ta cùng điểm qua các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp cổ tay để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
Lý giải hiện tượng đau khớp cổ tay không rõ nguyên nhân
Đau khớp cổ tay xảy ra chủ yếu do hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý.
1/ Nguyên nhân sinh lý
# Tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp cổ tay. Càng về già, hệ xương khớp bắt đầu bị lão hóa, xương khớp trở nên kém linh hoạt hơn. Kéo theo tình trạng đó, các hệ mạch máu không còn dẻo dai, đàn hồi như trước. Vì thế, máu bơm đến nuôi dưỡng các cơ quan xa như vùng cổ tay, ngón tay bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ khiến vùng cổ tay bị tê bì và đau nhức.
# Do chấn thương
Các chấn thương vùng cổ tay như sụn và xương dưới sụn bị tổn thương là nguyên nhân dẫn đến đau khớp cổ tay. Các chấn thương này xảy ra khi mang vác nặng, có thể bị tai nạn khiến cổ tay bị gãy. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời gây những phản ứng bất lợi cho vùng xương cổ tay, dẫn đến tình trạng xơ hóa, mọc gai hay bị khuyết xương, gây đau nhức vùng cổ tay.
# Do vận động quá mức
Vận động quá mức là nguyên nhân gây đau khớp cổ tay. Các hoạt động liên quan đến cổ tay như cầm nắm, thể dục thể thao, lặp đi lặp lại nhiều lần với tần suất cao, không có thời gian thư giãn. Vì vậy, càng làm cho tổ chức khớp cổ tay bị thoái hóa và bào mòn nhanh chóng, dẫn đến khớp cổ tay bị tổn thương gây ra tình trạng đau nhức khớp cổ tay.
# Do thiếu hụt vitamin B12 và canxi sau sinh
Đau khớp cổ tay là triệu chứng của việc thiếu hụt canxi và vitamin B12. Sau khi sinh, cơ thể thường bị thiếu hai dưỡng chất này, gây cản trở hoạt động và chức năng của dây thần kinh ngoại vi dẫn đến tình trạng tê nhức, đau khớp cổ tay.
2/ Nguyên nhân đau khớp cổ tay do bệnh lý
Đau khớp cổ tay là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý liên quan dưới đây:
# Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng cổ ống tay là do khớp cổ tay thường xuyên hoạt động, khiến các dây thần kinh giữa ở cổ tay bị chèn ép, gây đau nhức khớp cổ tay. Bệnh này thường gặp ở dân văn phòng do sử dụng máy thường xuyên. Khi các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần khiến dây chằng vùng cánh tay, cổ tay, ngón tay căng ra. Bên cạnh đó, hội chứng này kéo dài, gây áp lực lên các dây thần kinh vùng cổ tay, gây đau nhức khớp cổ tay.
# Đau khớp cổ tay do hội chứng De Quervain
Hội chứng De Quervain là do viêm sưng bao gân cơ duỗi của ngón cái dẫn đến triệu chứng đau khớp cổ tay. Những hoạt động cầm, nắm, vặn cổ tay liên tục khiến khớp cổ tay bị tổn thương. Đau khớp cổ tay do hội chứng De Quervain chủ yếu xảy ra ở phụ nữ nội trợ với triệu chứng đau nhức vùng cổ tay, căng cơ phần dưới cẳng tay và đặc biệt phần trên của ngón cái.
Hy vọng với những nguyên nhân chúng tôi nêu trên, sẽ hữu ích đối với bạn đọc trong việc tìm ra nguyên nhân gây đau khớp cổ tay. Bên cạnh đó, khi có các triệu chứng đau khớp cổ tay, người bệnh nên tiến hành thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!