Trang Chủ » Viêm khớp » Viêm khớp gối » Khớp gối kêu lục cục – Báo hiệu nhiều vấn đề về khớp
Khớp gối kêu lục cục – Báo hiệu nhiều vấn đề về khớp
Trong quá trình vận động hàng ngày, nhiều người phát hiện khớp gối kêu lục cục mà không biết nguyên nhân vì sao. Liệu, đây là một biểu hiện sinh lý bình thường hay báo hiệu vấn đề bất thường nào khác? Nếu bạn hoặc người thân thường xuyên gặp phải hiện tượng khớp gối kêu lục cục thì cần phải cảnh giác vì có thể khớp gối đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Khớp gối kêu lục cục báo hiệu điều gì?
Khớp gối là một khớp lớn và quan trọng, tham gia vào các hoạt động của chi dưới. Khớp được cấu tại bởi hai đầu xương bọc ngoài là lớp sụn khớp và nối với nhau nhờ hệ thống gân cơ dây chằng. Ngoài ra, mặt trong của khớp gối còn có bao hoạt dịch tiết chất dịch để bôi trơn ổ khớp và nuôi dưỡng sụn khớp, giúp khớp gối hoạt động trơn tru và linh hoạt, giảm sốc…
Khớp gối kêu lục cục do tổn thương sụn khớp
Trong quá trình vận động hàng ngày, nhiều người cảm thấy nghi hoặc khi khớp gối kêu lục cục, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống hay leo cầu thang. Nếu tình trạng này chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện thì bạn không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu khớp gối kêu lục cục thường xuyên, kéo dài và kèm theo một số triệu chứng đau, nhức mỏi, đau khi vận động hoặc nghỉ ngơi thì bạn lại cần phải cảnh giác. Khớp gối kêu lục cục có thể là báo hiệu nhiều vấn đề về xương khớp.
Theo bác sĩ Đặng Bùi Phương Linh (Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội), cử động khớp gối phát ra tiếng kêu là tiền căn của căn bệnh khô khớp. Nguyên nhân chính gây khô khớp là do tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn kèm theo giảm tiết dịch khớp. Trong quá trình phát triển của con người, sụn khớp luôn được tái tạo và phục hồi liên tục. Tuy nhiên, khi tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa càng tăng nhanh, tốc độ phục hồi sụn khớp giảm dần khiến sụn khớp bị bào mòn, khô xơ, nứt nẻ và giảm tiết dịch khớp, dẫn đến hiện tượng khô khớp. Các tổ chức sụn bị biến dạng khiến hai đầu xương dưới sụn không còn được bảo vệ, và cọ xát trưc tiếp với nhau khi cử động khớp gối gây ra tiếng lục cục trong khớp gối.
Khớp gối kêu lục cục khi bệnh nhân lên xuống cầu thang
Bên cạnh đó, bác sĩ Thanh Huyền (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cũng cho biết, khớp gối kêu lục cục không chỉ báo hiệu chứng khô dịch khớp gối, mà còn là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già. Khô khớp có thể làm gia tăng tình trạng thoái hóa ở khớp gối, khiến bề mặt sụn khớp bị thô ráp, lồi lõm và xuất hiện tiếng kêu lục cục càng rõ ràng và thường xuyên. Thông thường, thoái hóa khớp gối chủ yếu xuất hiện ở người từ 50 tuổi trở lên do quá trình lão hóa tự nhiên. Nhưng hiện nay, tỉ lệ người trẻ mắc bệnh này càng cao, thậm chí nhiều người bị thoái hóa hóa khớp chỉ từ 30-40 tuổi.
Đối với những người trẻ tuổi, khớp gối kêu lục cục có thể xảy ra sau chấn thương ở khớp gối hoặc do viêm khớp gối mạn tính. Thường gặp là giãn/rách/đứt dây chằng, viêm gân khớp gối, viêm gân bánh chè, viêm sụn khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch… khiến sụn khớp bị tổn thương gây ra những tiếng lục cục trong khi vận động.
Khớp gối kêu lục cục nên khắc phục bằng cách nào?
Cũng theo bác sĩ Đặng Bùi Phương Linh, chúng ta có thể phòng ngừa được tình trạng khô khớp nếu phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, quá trình này lại thường diễn ra âm thầm và nhiều người chỉ đi khám khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng, gây đau nhức và cản trở vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Để khắc phục hiện tượng khớp gối kêu lục cục, cũng như các chứng khô khớp, thoái hóa khớp… người bệnh cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa ngay khi phát hiện những cơn đau ở khớp gối, cứng khớp vào buổi sáng sớm khoảng 10 phút, khi vận động nghe thấy tiếng lục cục bên trong khớp gối. Sau khi được bác sĩ khám và tư vấn, kê đơn thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ việc uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Về ăn uống:
Kiểm soát cân nặng hợp lý, sử dụng các thực phẩm có lợi cho xương khớp như cá hồi, cá thu, tôm, cua, sò, hàu, dầu cá và các thực phẩm giàu chất béo omega 3. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin B, D, K và folic acid trong khẩu phần ăn hàng ngày để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp…
Các chuyên gia cũng khuyến khích bệnh nhân bổ sung các hoạt chất có tác dụng tại tạo và phục hồi sụn khớp khớp như Glucosamin, Chondroitin, Collagen type II, Axit hyaluronic,… hoặc các thành phần hoạt chất giảm đau, chống viêm từ thảo dược thiên nhiên như Độc hoạt, Tang Ký Sinh, Ngưu Tất, Phòng Phong… giúp khắc phục các chứng đau khớp hiệu quả.
- Về luyện tập và vận động:
Vận động phù hợp, tập luyện đúng mức phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bệnh nhân có thể đi bộ, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển của xương khớp.
- Về tư thế sinh hoạt:
Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân cần tránh các tư thế xấu như ngồi xổm; ngồi gập gối thường xuyên, ngồi hàng giờ cong vẹo người khi làm việc hoặc xem tivi; hạn chế lên xuống cầu thang, mang vác vật nặng, vận động không đúng tư thế… để bảo vệ khớp gối nói riêng và hệ xương khớp nói chung luôn được khỏe mạnh và dẻo dai.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!