Bong gân, trật khớp là những tai nạn thường gặp khi chúng ta chẳng may bất cẩn hoặc vận động mạnh. Mặc dù không phải là chấn thương nghiêm trọng nhưng nếu không được xử lý đúng cách, bong gân, trật khớp có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và để lại di chứng về sau. Tham khảo hướng dẫn xử lý nhanh khi bị bong gân, trật khớp sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả không đáng có.

Nguyên nhân nào khiến bạn bị bong gân – trật khớp 

Bong gân là tình trạng tổn thương dây chằng giữ khớp do một chấn thương nào đó khiến dây chằng có thể bị giãn (nếu tổn thương nhẹ) hoặc bị đứt ( nếu tổn thương nặng). Bong gân thường gặp ở các chi như mắc cá chân, cổ tay, ngón tay cái…

Trật khớp là tình trạng đầu xương của một ổ khớp bị lệch và trật hoàn toàn khỏi vị trí bình thường.

Bong gân cổ chân

Nguyên nhân gây bong gân:

Chấn thương: Té ngã, trẹo khớp hoặc bị đánh đập, tai nạn… có thể khiến dây chằng xung quanh khớp bị giãn hoặc rách, đứt 1 phần hoặc hoàn toàn.

Vận động mạnh: Người thường xuyên hoạt động mạnh, hoạt động lặp đi lặp lại với cường độ cao thì nguy cơ bị tổn thương mô mềm và bao khớp rất cao.

Tuổi tác cao: Người cao tuổi và trẻ nhỏ có nguy cơ bị bong gân cao. Người già xương khớp suy yếu, dây chằng giảm độ đàn hồi, lỏng lẻo; trẻ nhỏ thì lại hiếu động, thích nô đùa, chạy nhảy.

Bệnh lý: Người mắc bệnh loãng xương, viêm khớp, xương thủy tinh… rất dễ bị bong gân dù chỉ là va đập nhẹ.

Bong gân, trật khớp do chơi thể thao

Nguyên nhân gây trật khớp:

Bẩm sinh: Dị tật trật khớp háng bẩm sinh, trật bánh chè bẩm sinh.

Chấn thương: Té ngã, bị đánh đập, tai nạn, vận động khớp mạnh khiến đầu xương bị trật khỏi ổ khớp, thường gặp nhất là trật khớp vai, khuỷu tay, cổ chân,…

Bệnh lý: Viêm xương khớp (viêm khớp háng) cũng có thể gây trật khớp (háng).

Dấu hiệu nhận biết bong gân, trật khớp

Dấu hiệu bị bong gân:

  • Dây chằng bị tổn thương sẽ sưng nề và nóng lên nhanh chóng.
  • Đau dữ dội tại vùng khớp ngay tại chỗ bị bong gân.
  • Xuất hiện dấu bầm tím ở vùng bị sưng do máu tụ và tổn thương tế bào.
  • Ấn vào vùng bị bong gân thấy đau dữ gội.
  • Không thể cử động khớp, vẫn động khó khăn.

Triệu chứng bong gân mắt cá chân

Bong gân được chia thành 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1 (nhẹ): Dây chằng chỉ bị giãn nhẹ.
  • Cấp độ 2 (vừa): Dây chằng bị rách một phần.
  • Cấp độ 3 (rất nặng): Dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Triệu chứng trật khớp:

  • Đau nhức và sưng nề tại vùng khớp bị trật.
  • Giảm hoặc mất khả năng vận động.

Hướng dẫn xử lý nhanh khi bị bong gân, trật khớp

Trong trường hợp bong gân, trật khớp do chấn thương, vận động mạnh, bạn có thể tự xử lý nhanh theo các bước sau đây để giảm đau nhức xương khớp và giúp cải thiện tình hình, tránh làm khớp tổn thương nặng hơn.

1- Các bước xử lý nhanh khi bị bong gân

Ngày đầu tiên:

– Sau khi bị bong gân, bạn cần phải nghỉ ngơi, tuyệt đối không vận động mạnh sẽ làm khớp bị tổn thương nặng hơn.

– Dùng băng thun quấn xung quanh khớp để giữ cố định cho khớp, hạn chế cử động khớp.

Cách quấn băng khi bị bong gân cổ tay hoặc cổ chân

  • Cách băng như sau: Căng nhẹ cuộn băng thun rồi băng theo kiểu lợp ngói, lớp sau chồng lên 2/3 lớp trước.
  • Nếu bong gân cổ tay: Băng từ bàn tay qua cổ tay lên cánh tay.
  • Nếu bong gân cổ chân: Băng từ bàn chân qua cổ chân và dừng ở cẳng chân để cố định khớp.

– Chườm lạnh (chườm đá hoặc nước lạnh) vùng khớp bị bong gân trong 4 giờ để làm dịu cơn đau và co mạch, giúp ngừng chảy máu và giảm sưng phù nề.

Chườm lạnh vùng khớp bị bong gân

– Kê cao vùng bị bong gân khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.

  • Nếu bị bong gân khớp cổ tay: Khi nằm thì để tay trên bụng, ngồi thì treo tay vào cổ.
  • Nếu bị bong gân cổ chân: Kê cao cổ chân trên gối ôm có độ cao khoảng 10cm khi nằm nghỉ, kê cổ chân cao ngang hông khi ngồi.

– Tập cử động nhẹ nhàng giúp máu lưu thông nhưng không di chuyển để tránh máu dồn xuống chấn gây sưng to.

– Nếu bong gân do chơi thể thao có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh, giúp giảm đau tại chỗ. Đồng thời, bạn cũng có thể dùng Alaxan theo liều 1-2 viên/lần, 3 lần/ngày.

Chú ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Dùng Alaxan để giảm đau 

 2 ngày tiếp theo:

Ngâm vùng khớp bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày. Nếu là bong gân độ 1, bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn thì sau khi thực hiện các bước trên đây, bạn sẽ thấy dần hết đau và vận động được bình thường sau vài ngày.

Lưu ý trong quá trình xử lý bong gân:

– Không nên xoa bóp dầu nóng hoặc bất kỳ loại thuốc nào lên vùng bị tổn thương để tránh làm giãn mạch, chảy máu nhiều hơn.

– Đừng cố gắng nắn kéo khớp.

– Bạn chú ý không quấn băng thun quá chặt vì sẽ gây đau nhức và bầm tím vùng bong gân.

– Tuyệt đối không dùng aspirin để giảm đau vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu.

Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn gặp các trường hợp sau:

  • Bạn nghe thấy tiếng khục trong khớp khi bị bong gân; không thể cử động khớp do dây chằng đứt hoàn toàn.
  • Có biểu hiện bị sốt và nóng, đỏ vùng bị bong gân do nhiễm trùng.
  • Tình trạng bong gân không có chuyển biến tốt sau 2-3 ngày đầu; hoặc hơn 5 ngày mà bạn vẫn không thấy đỡ.

2- Các bước xử lý nhanh khi bị trật khớp

Trật khớp thường khó xử lý hơn bong gân và dễ bị tổn thương nghiêm trọng hơn nếu bạn không có chuyên môn, xử lý không đúng cách. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhà để được nắn khớp về vị trí cũ càng sớm càng tốt. Đồng thời, chụp X-quang khớp để loại trừ các tổn thương khớp khác. Sau đó, bất động trong vài ngày để khớp không bị trật lại. Tránh vận động khớp mạnh trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng để khớp phục hồi tốt nhất.

Trong thời gian này, nếu tổn thương khớp có bất kì dấu hiệu bất thường nào. Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh các di chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm :

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *