Trang Chủ » Kiến Thức Bệnh Học » Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là gì ?
Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là gì ?
Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là tình trạng khoang giữa mỏm cùng vai và các gân cơ chóp xoay bị thu hẹp. Khi đó, nếu bệnh nhân thực hiện các động tác đưa tay quá đầu, mỏm cùng vai sẽ chèn ép vào gân chóp xoay và túi hoạt dịch dẫn đến cơn đau khó chịu.
Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là gì ?
Cấu trúc giải phẫu khớp vai
Khớp vai có hình cầu, được cấu tạo bởi 3 xương là xương vai, xương đòn và xương cánh tay. Trong đó, chỏm xương cánh tay nối với ổ chảo của xương vai và được hệ thống dây chằng, bao khớp bao bọc, chứa cả chất dịch giúp khớp hoạt động dễ dàng.
Chỏm xương cánh tay này được giữ vững trong ổ chảo của xương vai là nhờ chóp xoay. Chóp xoay này bao gồm 4 gân cơ tụ họp lại tại đầu trên xương cánh tay, giúp thực hiện động tác nâng và xoay khớp vai. Giữa gân chóp xoay và mỏm cùng vai có một túi hoạt dịch giúp bôi trơn, hạn chế lực ma sát giữa hai cấu trúc này và giúp các gân cơ chóp xoay di chuyển dễ dàng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai
Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là tình trạng khoang giữa mỏm cùng vai và các gân cơ chóp xoay bị thu hẹp. Do khoang giữa mỏm cùng vai bị thu hẹp nên khi bệnh nhân thực hiện các động tác đưa tay quá đầu, mỏm cùng vai sẽ chèn ép vào gân chóp xoay và túi hoạt dịch dẫn đến cơn đau khó chịu.
Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai có thể dẫn đến các bệnh lý vùng vai như viêm túi hoạt dịch, viêm gân chóp xoay vai viêm khớp và tổn thương gân cơ chóp xoay.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai:
♦ Thường xuyên thực hiện lập đi lập lại các động tác dang tay cao quá đầu (ném, quay tay…) gây áp lực ép lên gân chóp xoay, chèn ép sụn khớp chỏm xương cánh tay và túi hoạt dịch. Thường gặp ở các vận động viên bóng rổ, cầu lông, tennis…
♦ Sự hình thành các gai xương gây hẹp khoang dưới mỏm cùng, viêm túi hoạt dịch, tổn thương khớp cùng đòn và làm nặng thêm hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.
Người mắc hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai có biểu hiện gì?
Bệnh nhân bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai có các triệu chứng sau đây:
- Đau ở khớp vai khi thực hiện các động tác dang tay, đưa trước cánh tay, dang tay cao quá đầu.
- Đau và khó ngủ khi nằm nghiêng bên vai bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.
- Đau chói bất ngờ khi bệnh nhân cố xoay tay ra túi quần phía sau.
- Cứng khớp vai nếu bệnh kéo dài và bệnh nhân không dám cử động vì đau.
- Dần dà, khớp vai trở nên yếu dần và có thể gây rách gân chóp xoay khiến người bệnh không thể tự dang tay.
Phương pháp điều trị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai
1- Chẩn đoán hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai
Khi nghi ngờ bệnh nhân có các dấu hiệu của hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh sử, nghề nghiệp và các hoạt động của người bệnh để tìm hiểu tính chất cơn đau. Đồng thời, kiểm tra xem có kèm theo viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp hoặc rách chóp xoay hay không bằng một số thủ tục như chụp X- quang khớp vai, chụp MRI, tiêm thuốc tê vào khoang dưới mỏm cùng…
2- Điều trị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai
♦ Điều trị nội khoa:
Mục đích: Giảm đau và kháng viêm.
Phương pháp:
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý.
- Chườm đá lên vùng tổn thương.
- Phối hợp các thuốc kháng viêm (aspirin, diclofenac, naproxen,…)
- Siêu âm, chiếu hồng ngoại để tăng cường lượng máu nuôi các mô khớp vai trong một số trường hợp.
- Tập các bài vật lý trị liệu khi bệnh nhân đã giảm đau.
Tiêm steroid trực tiếp vào khoang dưới mỏm cùng trong trường hợp các phương pháp trên không hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm đứt gân và để lại nhiều tác dụng phụ nên không phải là biện pháp phổ biến.
Chấn thương vai khi tập gym phải làm sao ?
♦ Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định sau khi bệnh nhân được điều trị bảo tồn từ 6 tháng – 1 năm mà vẫn không cải thiện. Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định mổ theo phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi để giúp sửa chửa các tổn thương và giảm áp lực đè ép lên túi hoạt dịch và chóp xoay.
Phẫu thuật được chỉ định khi không có cải thiện nào sau 6 tháng đến 1 năm điều trị . Có hai phương pháp hiện đang được sử dụng là mổ mở và mổ nội soi, cả hai phương pháp đều có thể sửa chửa các tổn thương và làm giảm áp lực đè ép lên túi hoạt dịch và gân cơ chóp xoay.
Sau khi mổ, bệnh nhân sẽ được treo tay hoặc mang nẹp bất động. Phối hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để tránh tình trạng cứng khớp và phù nề sau mổ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!