Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu và cách xử lý an toàn
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu và cách xử lý an toàn
Với phụ nữ mang thai, cân nặng thai nhi càng lớn sẽ tạo một áp lực lên vùng chân, tay và các dây thần kinh. Chính lực ép này sẽ dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu. Dưới đây các cách xử lý an toàn để khắc phục tình trạng nhức mỏi chân tay ở bà bầu hiệu quả nhất.
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Triệu chứng này không chỉ khiến các bà bầu mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe trong thời gian mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu.
1/ Do tăng cân thai kỳ
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu chủ yếu là do thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai. Vào khoảng tháng 5 của giai đoạn thai kỳ, thai nhi có dấu hiệu lớn lên dẫn đến hiện tượng cơ thể người mẹ tăng cân. Chính vì vậy, các dây thần kinh, dây chằng bị nới lỏng ra để chịu được áp lực, giúp nâng đỡ cơ thể của người mẹ. Lúc này, triệu chứng đau nhức, mỏi chân tay xảy ra ở bà bầu là điều khó tránh khỏi. Đây là dấu hiệu hết sức bình thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu xảy ra liên tục, người mẹ nên thăm khám để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
2/ Do thiếu chất.
Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu là do thiếu hụt dưỡng chất như canxi, magie, vitamin,… Vì vậy, cần bổ sung lượng chất cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
- Canxi là một dưỡng chất rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Bổ sung canxi đầy đủ rất có lợi cho thai nhi trong việc tạo máu và xương. Cơ thể của mẹ bầu cần cung cấp lượng canxi khoảng 1.200mg/ ngày để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt. Vì vậy, khi phụ nữ mang thai thiếu hụt canxi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây ra các triệu chứng đau nhức, tê mỏi tay chân.
- Magie có tác dụng trong việc chống tiền sản giật, ngăn ngừa tình trạng đẻ non và giảm tỷ lệ trẻ bị tử non trong quá trình sinh đẻ. Trong trường hợp thiếu hụt magie sẽ dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu. Bên cạnh đó, nếu dưỡng chất này không được bổ sung đầy đủ trong thời gian mang thai, dẫn đến biến chứng gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau mỏi chân tay ở bà bầu. Khi cơ thể thiếu nước, khả năng trao đổi chất xảy ra kém, làm ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ gây đau nhức, mỏi cơ.
3/ Do sai tư thế
Trong thời gian mang thai, khả năng vận động của bà bầu trở nên khó khăn. Vì thế, việc đi đứng, ngủ sai tư thế, thường xuyên nằm nghiêng qua một bên là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu. Các hành động này gây chèn ép dây thần kinh, khiến máu lưu thông đến nuôi dưỡng các cơ quan như chân, tay bị ứ trệ. Đồng thời, khả năng cung cấp và trao đổi oxy giữa các cơ quan kém, khiến chân tay bị đau nhức và tê mỏi, thậm chí có thể bị sưng phù.
4/ Việc lưu thông máu đến thai nhi bị gián đoạn
Trong thời gian mang thai, các tĩnh mạch giãn nở giúp truyền máu đến nuôi dưỡng tế bào thai. Khi các tĩnh mạch này căng ra, cả hai cửa van không khép lại đụng nhau được. Điều này dẫn đến hiện tượng máu bị ứ và chảy ngược lại khiến cho đôi chân bị sưng nề, bắp chân bị co cứng, gây hiện tượng đau nhức chân tay ở bà bầu.
Các cách xử lý an toàn đối với hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu
Dựa vào nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức chân tay ở bà bầu mà có các cách xử lý khác nhau.
1/ Thường xuyên vận động
Một trong những cách khắc phục hiện tượng đau nhức chân tay ở bà bầu, là chế độ tập luyện thể dục hàng ngày với cường độ nhịp nhàng. Phụ nữ mang thai nên tập một số động tác khởi động cổ tay, cổ chân dành cho bà bầu, giúp máu lưu thông tốt, giảm tình trạng đau nhức chân tay.
2/ Xoa bóp
Phụ nữ khi mang thai thường lười vận động, khiến máu lưu thông kém. Vì vậy, nên sử dụng các phương pháp xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng bả vai xuống cánh tay, cổ tay và các ngón tay. Đồng thời, xoa bóp từ cẳng chân xuống lòng bàn chân và ngón chân, giảm hiện tượng đau nhức chân tay ở bà bầu.
3/ Tư thế ngồi và làm việc đúng cách
Trong quá trình làm việc, mẹ bầu nên vận động đi lại tránh trường hợp ngồi một chỗ. Bên cạnh đó, nên ngồi gác hai chân trên ghế, cánh tay đặt thư giãn trên thành ghế để giảm triệu chứng đau mỏi chân tay ở bà bầu. Ngoài ra, khi ngủ nên nằm dài ra, hai chân có thể đưa cao lên vài phút, hạn chế nằm nghiêng sang một bên.
4/ Chế độ ăn uống
Bên cạnh các chế độ tập luyện, trong thời gian thai kỳ cần bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp giảm hiện tượng đau nhức chân tay ở bà bầu. Uống nhiều nước và sử dụng nhiều chất xơ giúp đào thải các lactate tránh gây đau nhức, tê mỏi.
Ngoài ra, các bà bầu cũng có thể sử dụng một số loại tinh dầu, gừng để ngâm chân tay, giúp giảm hiện tượng đau nhức chân tay.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc, giúp bạn đọc giải đáp được hiện tượng đau nhức chân tay ở bà bầu và cách xử lý an toàn. Khi xảy ra triệu chứng này, bà bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc thuốc giảm đau gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!