Trang Chủ » Kiến Thức Bệnh Học » Hay bị tê đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì ? Chữa ra sao ?
Hay bị tê đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì ? Chữa ra sao ?
Bị tê đầu ngón tay là một triệu chứng khá phổ biến ở nhiều người. Nó có thể xuất hiện do cơ thể bạn mệt mỏi, lam việc quá sức nhưng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tật nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên.
Hay bị tê đầu ngón tay là bệnh gì ? Cách chữa như thế nào?
Thông thường, hiện tượng tê đầu ngón tay xảy ra khi cơ thể mệt mỏi, hoạt động bàn tay quá mức khiến các ngón tay tê mỏi. Sau khi vận động và xoa bóp hợp lý, nghỉ ngơi thư giãn thì tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh sau đó. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và tần xuất tăng lên thì bạn cần hết phải sức thận trọng vì có thể tê đầu ngón tay là do các bệnh lý sau đây:
1- Thiếu hụt vitamin
Biểu hiện: Tê ngứa đầu ngón tay của bàn tay trái do thiếu vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin E.
Tê ngứa đầu ngón tay của bàn tay trái do thiếu vitamin
Cách chữa: Người bệnh nên bổ sung đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phù hợp, bổ sung đúng liều lượng vitamin mà cơ thể đang thiếu hụt để cân bằng và phục hồi thể trạng.
2- Thiếu máu não cục bộ
Biểu hiện: Tê đầu ngón tay kèm theo choáng váng, nhức đầu, mờ mắt, mệt mỏi trong thời gian ngắn.
Cách chữa: Tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là nguy cơ tai biến mạch máu não. Vì vậy, người bệnh nên nhận biết từ sớm và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra cụ thể và điều trị càng sớm càng tốt.
3- Thoái hóa đốt sống cổ
Biểu hiện: Tê kèm theo cơn đau ở ngón tay út hoặc ngón áp út của bàn tay trái, ngón tay có thể bị tê cứng, phạm vi tê lan rộng ở bả vai, cánh tay… đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng do cột sống cổ chịu quá nhiều áp lực và ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên quan.
Cách chữa: Đến bệnh viện chụp X-quang, cộng hưởng từ… để xác định nguyên nhân chính xác là do thoái hóa đốt sống cổ. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật trong trường hợp nặng. Đồng thời, bệnh nhân nên chú ý luyện tập bằng cách tập vươn vai, kéo giãn cột sống bằng yoga, bơi lội…
Gợi ý bạn nên thực hiện:
Thoái hóa đốt sống cổ
4- Bệnh viêm thuyên tắc mạch máu
Biểu hiện: Tê đầu ngón tay rồi lan ra toàn bộ bàn tay hoặc cánh tay, thường gặp ở những người nghiện hút thuốc lá do chất nicotin gây tắc nghẽn và làm gián đoạn quá trình lưu thông máu, khiến cơ thể bị thiếu hụt khoáng chất.
Cách chữa: Hiện căn bệnh này chưa có giải pháp điều trị hiệu quả, điều cần làm là phải bỏ hút thuốc lá ngay lập tức.
5- Viêm dây thần kinh ngoại biên
Biểu hiện: Tê bì các ngón tay, đau nhức và khó vận động ngón tay; cảm giác tê xuất hiện ở cả hai bàn tay. Viêm dây thần kinh ngoại biên do trúng độc thì các ngón tay sẽ rất đau nhức. Nếu do chế độ trao đổi chất bị cản trở thì cảm thấy ngón tay tê bì nhiều hơn và khó cử động hơn.
Cách chữa: Nên đi khám sớm để bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác viêm dây thần kinh là do trúng độc hay do chế độ dinh dưỡng và trao đổi chất gặp vấn đề mà có phương pháp điều trị đúng cách.
Bạn có thể tìm hiểu một chứng viêm dây thần kinh khác:
Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn và cách điều trị
6- Tổn thương vai, bàn tay hoặc bệnh tim mạch
Biểu hiện: Tê rần ở toàn bộ đầu ngón tay phải do tổn thương bàn tay hoặc vai gây áp lực lên bề mặt dây thần kinh hay do bệnh về tim mạch ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu.
Cách chữa: Tập thể dục thể thao thường xuyên, chẳng hạn đi bộ để cải thiện mạch máu ở các chi. Bên cạnh đó, bạn cần đi gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân chính xác và điều trị phù hợp.
7- Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay
Biểu hiện: Tê ở khu vực ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón tay giữa, đặc biệt là vào ban đêm. Thường gặp ở những người có những hành động lặp lại thường xuyên do tính chất công việc hay trong cuộc sống khiến dây chằng cổ tay bị sưng viêm và dẫn đến tê đau.
Cách chữa: Tập các bài tập đơn giản nhẹ nhàng để làm căng các khớp ngón tay. Trường hợp nặng có thể ngưng vận động cổ tay, nẹp bất động cổ tay, dùng thuốc và vật lý trị liệu.
Có thể bạn muốn biết thêm về hội chứng liên quan ở vùng cổ tay:
8- Bệnh tiểu đường
Biểu hiện: Cảm giác tê ngứa ran chạy từ chân đến cánh tay và các đầu ngón tay do suy giảm tuần hoàn máu ở một số vùng của cơ thể dẫn đến tổn thương các sợi dây thần kinh ngoại biên.
Cách chữa: Với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp I cần tiêm isulin vào cơ thể. Nếu đã chuyển sang tiểu đường tuýp II thì cần kết hợp ăn uống phù hợp, khống chế lượng đường trong mức quy định, bổ sung các vitamin, cải thiện tuần hoàn máu và điều trị theo phương pháp chuyên khoa.
Trên đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng tê đầu ngón tay mà bạn cần cảnh giác. Tê đầu ngón tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống nên mọi người cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!