Hiện nay, Glucosamin được sử dụng rộng rãi như một loại thực phẩm chức năng với khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp. Vậy, Glucosamine có tác dụng gì ? Liệu Glucosamine có thể chữa được các bệnh xương khớp hay không? Cùng tìm hiểu về Glucosamine và những tác dụng với xương khớp qua bài viết sau đây.

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một trong những thành phần tự nhiên rất quan trọng cấu tạo nên sụn khớp. Glucosamine (C6H13NO5) được cấu tạo từ glucose và amino acid glutamine trong cơ thể và là nguyên liệu để tổng hợp Glycosylate protein và lipid – những thành phần của sụn khớp và chất nhầy dịch khớp, giúp bảo vệ các đầu khớp xương và giúp ổ khớp chuyển động trơn tru.

Cấu trúc phân tử của Glucosamin
                 Cấu trúc phân tử của Glucosamine

Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ tự tổng hợp glucosamine để tổng hợp các chất cấu tạo nên sụn khớp và chất nhầy dịch khớp. Tuy nhiên, khi cơ thể già đi và lão hóa dần, lượng glucosamine được cơ thể tổng hợp càng bị suy giảm và dẫn đến thiếu hụt, sụn khớp và dịch khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ trở nên thoái hóa và suy giảm các chức năng vốn có.

Glucosamine có tác dụng gì ?

Glucosamine thường tồn tại dưới dạng glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride, N-acetyl glucosamine và chitosamine. Người ta tìm thấy chất chitin từ mô động vật như mai cua biển, vỏ tôm và tôm hùm và điều chế thành glucosamine bổ sung cho xương khớp và hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.

Bàn về tác dụng của glucosamin, hiện nay, các lợi ích của glucosamin đối với sức khỏe xương khớp vẫn còn nhiều tranh cãi. Hiệu quả của thuốc chưa được công nhận hoàn toàn nhưng nó vẫn đang được sử dụng vô cùng phổ biến. Có thể kể đến các tác dụng của glucosamin như:

glucosamine-co-tac-dung-gi-3

  • Giảm đau trong các trường hợp viêm khớp mạn tính, đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở khớp gối nhờ đặc tính chống viêm, không gây tác dụng phụ.
  • Tái tạo và sữa chữa sụn khớp trong cơ thể. Bổ sung glucosamin sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và cứng khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt.
  • Làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp, ngăn ngừa sự phá hủy của sụn bởi các enzym, tăng cường lượng dịch nhầy bôi trơn ổ khớp, giảm hao mòn sụn khớp.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Sử dụng glucosamine như thế nào?

Glucosamine sulfate được sử dụng theo liều lượng 500mg x 3 lần/ngày. Tùy theo lượng thành phần glucosamine và chondroitin mà có liều lượng sử dụng khác nhau. Glucosamine thường kết hợp với chondroitin sulfate để tăng cường hiệu quả tái tạo sụn và ngăn ngừa phá hủy sụn khớp. Ngoài ra, glucosamine cũng được kết hợp với methylsulfonylmethane (MSM) trong các viên bổ sung dinh dưỡng.

glucosamine-co-tac-dung-gi-2

Thời gian phát huy tác dụng của glucosamine thường khá chậm. Thông thường, sau khi sử dụng viên uống bổ sung glucosamine thì từ 1- 2 tháng mới thấy có chuyển biến. Tuy nhiên, sau khi dùng glucosamine từ 3- 6 tháng mà vẫn không có hiệu quả đáng kể, bệnh nhân nên cân nhắc ngưng sử dụng glucosamine để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.

Glucosamine có thể mang đến một số tác dụng phụ hiếm gặp như đau đầu đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, buồn ngủ, dị ứng, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tăng huyết áp tạm thời, tăng nhịp tim… Vì vậy, để sử dụng glucosamine cho kết quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định liều lượng cụ thể, phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh.

*Chú ý: Không dùng glucosamin cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị dị ứng với hải sản, bệnh nhân đái tháo đường, người bị hạ đường huyết, rối loạn chảy máu…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *