Những cơn đau bả vai lưng bên trái có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ ngày qua ngày gây cản trở cuộc sống sinh hoạt của không ít người. Nếu bạn cũng là một trong số những đối tượng này thì hãy cảnh giác vì hiện tượng đau bả vai lưng bên trái có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm không ngờ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau này.

“Bắt mạch” hiện tượng đau bả vai lưng bên trái 

Đau bả vai lưng bên trái là kiểu đau nhói đột ngột, không báo trước hoặc đau nhức âm ỉ, khó chịu. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày. Nếu tần suất đau bả vai lưng bên trái ngày càng nhiều và mức độ đau càng tăng lên thì bạn không nên chủ quan xem thường. Có thể, đây là dấu hiệu báo động sức khỏe của bạn đang gặp một số vấn đề đáng lo ngại sau đây:

1/Đau thắt ngực – nhồi máu cơ tim

Liên quan đến cơn đau bả vai lưng bên trái là chứng đau thắt ngực, khởi phát ở vùng ngực trái và có xu hướng lan ra sau lưng và xuống cánh tay ở phía bên trái. Bệnh nhân thường phải chịu đựng những cơn đau kịch phát ở lồng ngực, đặc biệt là vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm. Cơn đau thắt ngực và đau bả vai lưng bên trái có thể kéo dài khoảng 1 giờ hoặc trong nhiều giờ liền.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do phần bả vai bên trái và khung sườn nối với xương sống ngực nên khi bị đau thắt ngực trái, người bệnh cũng cảm thấy đau ở vùng bả vai lưng bên trái. Chứng đau thắt ngực là một trong những biểu hiện của bệnh tim mạch vành, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tăng nguy cơ tử vong.

2/Viêm phế quản – phổi

Những cơn đau liên tục ở bả vai lưng bên trái cũng có thể cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề ở phế quản – phổi, cụ thể là bệnh viêm màng phổi khô. Người mắc bệnh này thường có triệu chứng ho khan, ho có đờm kèm theo cả máu hoặc mủ, bệnh nhân thấy khó thở, nhiệt độ cơ thể tăng cao, hơi thở sâu và ngứa ran nhẹ. Mỗi khi hắt hơi hoặc ho thì cơn đau tăng lên và nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh xoay cơ thể hoặc nằm ngang sẽ thấy cơn đau giảm bớt. Cần phải nhận biết bệnh sớm và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng xấu đến phổi.

3/Viêm loét dạ dày

Trường hợp bạn cảm thấy những cơn đau ở đầu xương ức và đau bả vai lưng bên trái, xuất hiện trước hoặc sau khi ăn thì cần nghĩ ngay đến bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng. Cơn đau cùng cực lan tỏa vào xương đòn và dưới vả vai trái, vùng thượng vị, xương ức… Đau thường liên quan đến bữa ăn, đau khi đói hoặc sau khi ăn xong, đau vào buổi đêm… Ngoài những triệu chứng vừa được đề cập thì người bệnh còn có hiện tượng ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn. Thậm chí nhiều người còn bị nôn ói ngay sau khi ăn.

4/Vẹo cột sống

Vẹo cột sống cũng có thể gây ra những cơn đau bả vai lưng bên trái. Nguyên nhân là do cột sống bị cong vẹo quá mức khiến xương sườn và lồng ngực nhô về phía trước, gây khó khăn cho việc hít thở kéo theo những cơn đau ở bả vai lưng. Nếu quan sát hình dáng của người bệnh có thể thấy: hai vai không đều nhau, một xương bả vai bị nhô cao hẳn lên so với vai đối diện, khi người bệnh đứng hoặc đi lại cũng thường người nghiêng về một phía.

Ngoài ra, những người nằm ngủ sai tư thế , nằm nghiêng về bên trái, tỳ đè lên vai trái trong thời gian dài cũng dễ dẫn đến hiện tượng đau bả vai lưng bên trái. Vì vậy, nếu bạn có thói quen này thì hãy cố gắng điều chỉnh để tránh hậu quả đáng tiếc nhé.

5/Đau bả vai lưng bên trái do bệnh xương khớp 

Một số bệnh lý ở khớp vai xuất hiện bên vai trái như viêm khớp vai, thoái hóa khớp vai, loãng xương do thiếu canxi cũng có thể gây ra những cơn đau bả vai lưng bên trái. Điều này đồng nghĩa sức khỏe xương khớp bị suy giảm, không còn chắc khỏe, chức năng vận động của khớp vai bị hạn chế và gây đau.

6/Đau dây thần kinh liên sườn

Những người bị đau dây thần kinh liên sườn thường bị đau 1 bên bả vai trái hoặc phải. Vì vậy, không loại trừ triệu chứng đau bả vai lưng bên trái là do bệnh này. Người bị đau dây thần kinh liên sườn sẽ cảm thấy đau tức từ trước ngực rồi lan qua mạn sườn lan về phía sau lưng dưới xương bả vai cạnh cột sống. Cơn đau có thể kéo dài hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua dọc theo các dây thần kinh liên sườn. Một số trường hợp đau từ ngực và xương ức trở vào cột sống, gây đau nặng khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.

7/Sang chấn về tâm lý

Ở một số người bất ổn về tâm lý, tâm lý kém thoải mái cũng có thể gặp những cơn đau bả vai lưng bên trái kèm theo cảm giác bị chèn ép ở ngực, nặng ngực hoặc nóng ran trong lồng ngực. Cả giác này đôi khi chỉ xuất hiện thoáng qua, lan từ dưới xương bả vai trái sang vùng ức, hàm và cổ… khiến bệnh nhân cảm thấy nghẹn, khó nuốt.

Khắc phục cơn đau bả vai lưng bên trái bằng cách nào?

Để khắc phục những cơn đau bả vai lưng bên trái, người bệnh nên chú ý một số lời khuyên sau đây:

  • Đến bệnh viện khám và kiểm tra sớm

Khi phát hiện những cơn đau cấp tính ở xương bả vai lưng bên trái kèm theo một số dấu hiệu như khó thở, thở gấp, đau thắt ngực, hoa mắt, chóng mặt,đổ mồ hôi lạnh… bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện hoặc  các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

  • Áp dụng một số giải pháp giảm đau tạm thời

Trong thời gian chờ được chẩn đoán và điều trị, bạn có thể cải thiện những cơn đau bả vai lưng bên trái bằng cách chườm lạnh hoặc xoa bóp vùng bả vai trái. Đồng thời điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động tối đa ở vùng bả vai trái để giảm đau và tránh những áp lực lên vùng xương vai trái.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin C, D vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng thích hợp với bệnh nhân là sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành và các loại đậu khác, ngũ cốc, cá biển, tôm, cua, thịt, rau xanh và trái cây…

  • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, thực hiện các bài tập vừa sức, đặc biệt là những bài tập có lợi cho khớp vai để giúp tăng cường cơ bắp và thư giãn các dây thần kinh quanh khớp vai. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình nhé.

BẠN ĐỌC CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *