Điều trị bệnh phong thấp theo Y học cổ truyền bao gồm 2 phương pháp chính là điều trị bệnh phong thấp bằng thuốc và không dùng  thuốc. Trước khi áp dụng điều trị, người bệnh được thầy thuốc thăm khám cụ thể để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và phân loại thể bệnh phong thấp. Từ đó, thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp điều trị bệnh phong thấp phù hợp. 

Cơ chế bệnh sinh của bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, bệnh phong thấp còn được gọi là ” chứng Tý” – bệnh lý chỉ tình trạng tắc nghẽn khí huyết trong kinh mạch. Hai Danh y là Tuệ Tĩnh và Hãi Thượng Lãn Ông cũng đã từng đề cập đến căn bệnh này và cho rằng, nguyên nhân gây bệnh phong thấp là do nguyên khí hư yếu tạo cơ hội cho các tà khí (Phong, Hàn, Thấp) từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

dieu-tri-benh-phong-thap-theo-y-hoc-co-truyen-1

Các tà khí này thâm nhập vào cơ biểu và kinh lạc gây cản trở sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch. Khi khí huyết vận hành trong kinh mạch bị tà khí làm cản bế sẽ gây đau nhức cơ bắp, gân cốt và xương khớp co rút, tê bì, cử động khó khăn.

Các tà khí này bao gồm:

  • Phong: Bao gồm nội phong và ngoại phong. Phong gây phong thấp (chứng Tý) là ngoại phong, thường di động và biến hóa nên gây đau khớp cũng mang đặc tính này.
  • Hàn: Bao gồm nội hàn và ngoại hàn. Hàn gây phong thấp (chứng Tý) là ngoại hàn, ngĩa là do khí lạnh bên ngoài môi trường. Hàn thường gây ngưng trệ, co cứng và xung huyết ở khớp nên gây đau xương khớp dữ dội và mang tính cố định.
  • Thấp: Bao gồm nội thấp và ngoại thấp. Thấp gây phong thấp (chứng Tý) là ngoại thấp. Thấp thường lưu trú ở khớp gây sưng đau chân tay và khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề.

Ngoài ra, những người có cơ thể suy nhược, sức đề kháng thấp, lao động quá sức, thần kinh không ổn định… thì tà khí cũng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Thông thường, 3 loại tà khí (Phong, Hàn, Thấp) thâm nhập vào cơ thể và gây thể bệnh phong hàn thấp tý. Tuy nhiên, nếu 3 tà khí này khu trú quá lâu ở kinh lac và cơ khớp mà không được hóa giải thì sẽ chuyển thành nhiệt và gây ra thể bệnh phong thấp nhiệt tý, gây sưng, đau, nóng, đỏ ở các khớp.

Điều trị bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

dieu-tri-benh-phong-thap-theo-y-hoc-co-truyen-3

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị bệnh phong thấp. Đó là các phương pháp sau đây:

Creative_Services-512 Điều trị bệnh phong thấp bằng thuốc:

  • Thuốc uống dưới dạng thang sắc, cao lỏng, thuốc ngâm rượu trị phong thấp hoặc viên hoàn.
  • Thuốc xoa đắp, xông ngoài, bôi tẩm khớp sưng để lưu thông khí huyết

Creative_Services-512 Điều trị bệnh phong thấp không dùng thuốc:

  • Châm cứu
  • Xoa bóp
  • Bấm huyệt
  • Tập luyện vận động, phục hồi chức năng

Trước khi áp dụng điều trị, người bệnh được thăm khám cụ thể để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, vị trí và tính chất của bệnh để phân loại bệnh phong thấp thuộc thể bệnh nào. Từ đó, thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp điều trị bệnh phong thấp phù hợp.

Trong các tài liệu Y học cổ truyền (Đại học Y Hà Nội), bệnh phong thấp được chia thành 2 thể chính với cách điều trị như sau:

Điều trị bệnh phong thấp theo y học cổ truyền – Thể phong hàn thấp tý

dieu-tri-benh-phong-thap-theo-y-hoc-co-truyen-2

Trong thể này, tùy theo tà khí nào mạnh hơn mà được chia thành các thể bệnh cụ thể:

  • Thể phong tý: Phong khí mạnh, gây đau nhức chạy từ khớp này đến khớp khác hoặc nhiều khớp. Bệnh nhân co duỗi khó khăn, sợ gió, mạch phù.
  • Thể trước tý (thấp tý): Thấp khí mạnh, gây đau nặng nề ở cơ và khớp, vận động khó khăn, lưỡi nhờn, mạch nhu hoãn.
  • Thể thống tý (hàn tý): Hàn khí mạnh, gây tắc nghẽn và ngưng trệ khí huyết, cơ khớp bị đau và sưng. Bệnh nhân đau nhiều, đau sâu trong cơ xương, sợ gió…

seo_21-512 Gợi ý: Bạn có thể tìm hiểu thêm Phong thấp thể hàn là gì ? 

Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh phong thấp thể phong hàn thấp tý ít phân ra từng thể riêng biệt mà 3 tà khí thường xâm nhập cùng lúc.

tay-chi-huong Để điều trị bệnh phong thấp thể phong hàn thấp tý, cần phải trừ khử 3 tà khí phong, hàn, thấp này; đồng thời đả thông kinh lạc trong cơ thể.

tay-chi-huong Bài thuốc điều trị được áp dụng là bài Quyên tý thang gia giảm, gồm:

Khương hoạt 20g, Đương quy 16g, Phòng phong 16g, Hoàng kỳ 16g, Xích thược 16g, Khương hoàng 12g, Chích thảo 10g.

tay-chi-huong Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Tùy theo mức độ bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc cho phù hợp.

tay-chi-huong Phương pháp kết hợp: Châm cứu tại chỗ ở các khớp bị sưng và các huyệt lân cận khớp bị tổn thương. Đồng thời châm ở huyệt Hợp cốc, Phong trì, Phong môn, Túc tam lý, Huyết hải, Cách du.

Điều trị bệnh phong thấp theo y học cổ truyền – Thể phong thấp nhiệt tý

Những người có cơ địa dương thịnh, dễ sinh nhiệt, nếu nhiễm 3 tà khí phong, thấp, hàn sẽ hóa nhiệt và gây bệnh phong thấp thể nhiệt tý. Ở thể này, bệnh nhân có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp; kèm theo sốt và ra nhiều mồ hôi, sợ nóng, mạch hoạt sác.

dieu-tri-benh-phong-thap-theo-y-hoc-co-truyen-4

tay-chi-huong Để điều trị phong thấp thể nhiệt tý, cần phải thanh nhiệt, làm mát cơ thể kết hợp trừ khử phong thấp và làm thông kinh lạc.

tay-chi-huong Bài thuốc điều trị được áp dụng là bài Bạch hổ quế chi thang gia giảm, bao gồm các vị thuốc sau:

Thạch cao 40g, Kim ngân 20g, Tri mẫu 12g, Tang chi 12g, Hoàng bá 12g, Ngạnh mễ 12g, Phòng kỷ 12g, Thương truật 8g, Cam thảo 8g, Quế chi 6g.

Gia giảm: Nếu sưng đỏ nhiều hay có nốt thấp thì cho thêm Sinh địa 20g, Đan bì 12g, Xích thược 8g.

tay-chi-huong Cách sử dụng:  Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Thời gian điều trị tùy thuộc thầy thuốc chỉ định.

tay-chi-huong Phương pháp kết hợp: 

  • Đắp thuốc ngoài: Dùng Dây đau xương, Ngải cứu và Lưỡi hổ  hoặc Ngải cứu, Râu mèo và Gừng. Đem các vị thuốc giã nát, sao nóng với giấm rồi đắp lên khớp bị sưng.
  • Châm cứu: Châm các huyệt quanh khớp bị sưng đau. Kết hợp châm huyệt Hợp cốc, Huyết hải, Phong môn, Túc tam lý, Đại chùy.

Tùy theo mức độ bệnh mà thầy thuốc sẽ chỉ định thêm phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, tập phục hồi chức năng phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *