Trang Chủ » Đau thần kinh tọa » Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu
Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu
Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay, dựa trên các lý luận của Y học phương Đông. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp điều trị bằng châm cứu để đả thông kinh mạch và khắc chế các triệu chứng đau thần kinh tọa hiệu quả.
Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa được biểu hiện bằng những cơn đau và dị cảm dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, hay còn gọi là dây thần kinh hông. Cơn đau thần kinh tọa bắt đầu từ vùng thắt lưng lan xuống một hoặc hai bên chân theo chiều hướng âm ỉ hoặc dữ dội. Đau có thể xuất hiện bất ngờ, nhất là những khi bệnh nhân vận động mạnh thì càng trở nên dữ dội, gây ảnh hưởng đến các hoạt động ở chi dưới. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa có hai kiểu như sau:
- Đau rễ thần kinh L5: Cơn đau lan từ vùng mông xuống mặt ngoài của đùi và bắp chân rồi xuống đến bờ ngoài của bàn chân, lưng bàn chân rồi qua ngón chân cái.
- Đau rể thần kinh S1: Đau chạy từ mông đến mặt sau đùi và cẳng chân đến gót chân và lòng bàn chân rồi tới ngón út.
Các dị cảm mà bệnh nhân có thể gặp phải là tê nóng, đau như bị dao đâm, cảm tác tê rần, râm ran như có kiến bò ở bên chân đau.
THAM KHẢO THÊM:
Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền dựa trên lý luận của Y học phương Đông. Bằng cách sử dụng kim châm cứu tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể giúp đả thông kinh lạc và cân bằng khí huyết. Từ đó, khắc phục các triệu chứng của bệnh. Với bệnh đau thần kinh tọa, châm cứu được tiến hành trên các huyệt nằm dọc theo dây thần kinh tọa, tại vị trí rễ dây thần kinh tương ứng ở vùng thắt lưng, mông, cẳng chân, bàn chân, ngón chân… giúp giải tỏa những cơn đau nhức, tê bì ở chân, thư giãn cơ bắp và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
- Huyệt đạo cần châm cứu:
Thận du, đại trường du, ủng trung, thừa phù, thừa sơn, thượng liêu, hoàn khiêu, phong thị, trật biên, túc tam lý, mệnh môn, dương lăng tuyền, côn lôn, tam âm giao…
- Mục đích:
– Tăng khả năng dinh dưỡng, trao đổi chất ở các khối cơ, phòng chống teo cơ.
– Kích thích tổng hợp Enderphin, Prostaglandin và kích thích Morphin nội sinh, ức chế các dẫn truyền thần kinh đại não, vỏ não và não giữa để giảm thiểu những cơn đau thần kinh tọa.
– Lưu thông khí huyết, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ, cân bằng âm dương.
- Thủ pháp châm cứu:
– Châm tả: tại huyệt thận du, đại trường du, thừa sơn, thừa phù, ủng trung, thượng liêu, hoàn khiêu, phong thị, côn lôn, trật biên, … Chỉ châm tại huyệt này ở chân đau đến khi bệnh nhân có cảm giác căng tức.
– Châm bổ: tại huyệt túc tam lý, mệnh môn, lưu kim châm ở hai huyệt này 20 phút rồi rút kim ra thật nhanh.
Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng của bệnh nhân mà thầy thuốc có thể gia giảm châm cứu lên các huyệt bằng nhiều thủ pháp bổ trợ khác. Việc châm cứu Chữa đau dây thần kinh tọa được tiến hành kéo dài trong 15 ngày, châm cứu 1 lần/ngày. Sau khi kết thúc liệu trình, nếu các triệu chứng đau dây thần kinh tọa chưa được cải thiện thì cho bệnh nhân nghỉ 5 ngày rồi tiến hành châm cứu với liệu trình tiếp theo, có thể kết hợp thủ pháp xoa bóp, bấm huyệt để cho kết quả tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!