Trang Chủ » Đau mỏi vai gáy » Đề phòng đau vai gáy khi trời trở lạnh
Đề phòng đau vai gáy khi trời trở lạnh
Thời tiết thay đổi thường kéo theo nhiều căn bệnh. Trong đó, chứng đau vai gáy rất thường gặp ở cả người trẻ lẫn người già. Mọi người không nên chủ quan với căn bệnh này và cần có biện pháp đề phòng đau vai gáy khi trời trở lạnh để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trời lạnh dễ bị đau vai gáy
Theo các chuyên gia về xương khớp, thời tiết thay đổi dễ kéo theo nhiều căn bệnh từ nhẹ cho đến nặng. Thường gặp nhất là các chứng đau nhức xương khớp, đặc biệt, đau mỏi vai gáy cổ là chứng bệnh dễ xuất hiện ở cả người trẻ và người già. Khi trời trở lạnh, áp suất và độ ẩm không khí thay đổi khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột. Các mạch máu bị co lại, giảm lưu thông máu và thiếu oxy đến hệ cơ khớp và dây thần kinh, gây ra tình trạng viêm đau.
Bệnh thường xuất hiện ở những người thường xuyên tắm gội vào ban đêm, dầm mưa, ngấm sương lạnh, nhiễm lạnh, lao động sai tư thế, ngồi lâu ở một tư thế, nằm ngủ nghiêng, kê gối quá cao… khiến cổ vai gáy bị co cứng cơ, vẹo cổ, đau mỏi. Tuy đau vai gáy không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến viêm gân cơ hoặc gây chèn ép lên các dây thần kinh mạch máu, tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn.
Đề phòng đau vai gáy khi trời trở lạnh
Chứng đau cổ, vai, gáy nhẹ chỉ cần châm cứu, xoa bóp 1-2 lần là khỏi. Nhưng để xuống tới huyệt phế du là đã bị nhiễm lạnh lâu, ngấm sâu vào cơ thể, chữa sẽ lâu hơn. Nếu cơ bị co lâu ngày làm máu lưu thông kém, các khe đốt sống cổ co hẹp chèn ép lên các dây thần kinh vai, gáy khiến bệnh nhân đau đớn và làm suy thoái đốt sống cổ nhanh hơn.
Để phòng ngừa đau vai gáy khi trời trở lạnh, mọi người cần chú ý những điều sau đây:
1/Nên:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu vitamin B, C, D, E và các khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt, kẽm…
- Giữ ấm cơ thể, mặc ấm, quấn khăn, mang tất khi trời lạnh.
- Làm việc đúng tư thế, khi ngồi làm việc nên ngồi thẳng lưng, ngực thẳng, cằm hơi cúi về trước, không nghiêng đầu và cổ về một bên quá lâu, thường xuyên vận động và thay đổi tư thế để cơ bắp vùng vai gáy được thư giãn.
- Đi đứng đúng tư thế, thẳng ngực, lưng và eo đảm bảo tạo thành đường cong tự nhiên.
- Nếu ngồi lái xe, nên giữ đầu gối vuông góc, tay và vai để tự nhiên, eo lưng phải có điểm tựa, giữ thẳng cổ không nghiêng vẹo, có gối kê cổ.
- Tập luyện các bài dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái và sang phải, xoay đầu và cổ, cử động cổ lên xuống.
- Khi ngủ, nên nằm gối cao khoảng 10cm để phù hợp với độ cong sinh lý của cột sống cổ.
- Khi nhận thấy các biểu hiện đau cổ vai gáy kéo dài thì nên đi kiểm tra sớm.
BẠN NÊN THAM KHẢO:
2/Không nên:
- Để hở cổ gáy khi đi ngoài trời lạnh, để tránh huyệt phong trì bị nhiễm gió lạnh gây đau cổ vai gáy.
- Gội đầu vào buổi tối, gội đầu với nước lạnh quá lâu, để tóc ướt ra đường dễ bị lạnh gáy, bị cảm và đau cổ gáy.
- Tắm ngay khi mới hoạt động mạnh hoặc vừa ở ngoài đường về, xối nước vào thẳng đầu và thân mình.
- Ngồi nghiêng vẹo, cúi đầu quá nhiều về phía trước khi ngồi đọc sách, học tập, làm việc hoặc căng cổ ngước lên cao quá lâu.
- Xoay đầu cổ quá mạnh, khiêng vác vật nặng ở cột sống cổ.
- Ngủ với gối cao hay nhiều gối.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!