Đau xương gót chân và cách chữa trị
Đau xương gót chân là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người mỗi khi chạy nhảy, đi lại, lên xuống cầu thang… Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng đau xương gót chân thường khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu và khó vận động bàn chân. Cùng daumoixuongkhop.net tìm hiểu thủ phạm gây đau xương gót chân sẽ giúp bạn biết cách điều trị phù hợp và hiệu quả.
Thủ phạm gây đau xương gót chân và cách chữa trị phù hợp
Đau xương gót chân là hiện tượng không hiếm gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Người bệnh có thể nhận thấy những cơn đau ở gót chân khi mới ngủ dậy chạm chân xuống sàn nhà, khi đi lại nhiều, khi lên xuống cầu thang hoặc khi luyện tập thể thao… Đau theo kiểu đau chói hoặc đau thốn ở vùng xương gót chân, có thể giảm khi nghỉ ngơi nhưng dễ tái phát lại khi người bệnh vận động chân. Theo các chuyên gia xương khớp, có nhiều nguyên nhân gây đau xương gót chân và tùy theo từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp. Cụ thể:
1 – Đau xương gót chân do chấn thương gót chân
Va đập hay chấn thương ở vùng gót chân thường xuyên và liên tục có thể làm rạn vỡ cấu trúc vi thể của xương gót và dẫn đến những cơn đau xương gót chân mà bạn đang phải đối mặt. Đặc biệt, nếu cơ thể bạn đang mắc một số vấn đề về xương khớp như loãng xương, thấp khớp, suy tĩnh mạch chi dưới… thì khả năng bị đau trong xương gót chân sẽ càng cao.
Cách điều trị đau xương gót chân trong trường hợp này:
- Massage chân với đá lạnh:
Bạn cho đá lạnh vào túi chườm hoặc dùng khăn bọc đá lạnh rồi chườm lên vùng gót chân bị đau và massage đều để giảm đau nhanh chóng.
- Lăn chân với quả bóng tròn (bóng tennis) hoặc gậy gỗ tròn:
Bạn đặt chân lên bóng hoặc gậy rồi trượt từ từ ra phía sau và ngược lại, chú ý tăng dần lực nhấn lên mỗi lần lăn. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần vài trăm lượt lăn.
- Bấm huyệt gót chân:
Bấm huyệt có tác dụng tăng cường lưu thông máu cho vùng gót chân, từ đó giảm thiểu cơn đau và sưng ở gót chân. Bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc hoặc các bác sĩ vật lý trị liệu để được hỗ trợ tốt nhất.
2- Đau xương gót chân do viêm cân gan chân
Cân gan chân là một dải gân xơ bám từ xương gót kéo dài đến các chỏm xương bàn chân có nhiệm vụ duy trì độ cong sinh lý của bàn chân và giảm lực đè nén lên bàn chân khi vận động. Khi cân gan chân chịu lực căng quá lớn một cách thường xuyên và liên tục dễ bị viêm và gây đau nhức. Nếu dùng ngón tay ấn dưới gót sẽ thấy đau thốn.
Cách điều trị đau xương gót chân do viêm cân gan chân:
- Bệnh nhân cần hạn chế đi lại, tốt nhất là nằm nghỉ ngơi một vài tuần.
- Liệu pháp nóng lạnh: Chườm lạnh vào vùng gót chân, ngâm chân trong nước nóng.
- Xoa bóp gan bàn chân và gót chân để giảm đau.
- Nẹp hoặc bó bột một thời gian ngắn để tránh tiếp xúc gót chân và bất động gân viêm.
- Có thể giảm đau bằng ibuprofen hoặc aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
- Tâp các bài tập duỗi cơ cẳng chân: Kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng, tập đứng nhón gót chân tại chổ 50 -100 lần, nhảy dây…
- Mang giày dép thoải mái, đế mềm và thấp hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân.
- Trường hợp nặng dùng thuốc giảm đau liều nặng, tiêm Corticoid hoặc phẫu thuật…
3 – Đau xương gót chân do gai xương gót
Gai xương gót là hiện tượng đau tại chỗ bám của dây chằng gan bàn chân vào mặt trước dưới của xương gót do màng gân bị viêm và dày lên như một cái cựa (gai). Không phải hầu hết người bệnh bị gai xương gót đều đau mà một số ít trường hợp gót chân có gai nhưng không gây đau. Gai xương gót cũng có nguyên nhân là viêm cân gan chân do bị một lực quá mạnh tác động liên tục lên cơ và dây chằng hoặc do dây chằng co lại đột ngột.
Cách điều trị đau xương gót chân do gai xương gót tương tự như điều trị viêm cân gan chân.
4 – Viêm bao hoạt dịch và viêm gân gót chân
Viêm bao hoạt dịch gân gót: Bệnh nhân thấy đau và bị sưng phía sau gót do viêm bao hoạt dịch ở mặt sau của xương gót chân, dưới gân gót chân. Bệnh xảy ra do gót chân tiếp xúc quá mạnh, đứng sai tư thế hoặc do mang giày quá chật đè nén lên gót.
Viêm gân gót: Người bệnh đau nhức quanh gót chân, khi gấp lưng bàn chân sẽ làm gân gót căng theo và gây đau tăng. Thường gặp ở các vận động viên thể thao (chạy tốc độ, cầu lông, tennis, bóng đá, nhảy cao, nhảy xa…).
Cách điều trị đau xương gót chân trong trường hợp này:
- Nghỉ ngơi và ngưng các hoạt động ở bàn chân có thể gây đau.
- Chườm lạnh để giảm đau.
- Dùng thuốc giảm đau chống viêm NSAID: aspirin, ibuprofen, paracetamol…
- Xoa bóp vùng gót chân bị đau bằng kem fastum, profenid, voltaren,…
- Vật lý trị liệu: paraffin, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm…
- Tập các bài tập giãn cơ
5- Đau xương gót chân do suy tĩnh mạch chi dưới
Suy tĩnh mạch chi dưới kèm theo biến chứng viêm tắc cũng có thể gây đau nhức xương gót chân, sưng viêm ở quanh mắt cá chân, đau bắp chân, đau đầu gối,…do tăng áp lực máu trong xương gót chân. Có thể nhận biết bệnh này bằng cách quan sát mu bàn chân sẽ thấy các tĩnh mạch nông giãn ngoằn ngèo ở dưới da.
Cách điều trị đau xương gót chân do suy giãn tĩnh mạch:
- Nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển trong vài ngày và nên nằm kê cao chân khoảng 10cm.
- Uống thuốc chống viêm tắc mạch (Streptokinase), thuốc kháng viêm NSAID (diclofenac, meloxicam…)
- Sử dụng thuốc điều trị suy tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là 5 nguyên nhân gây đau xương gót chân thường gặp và cách chữa trị đau xương gót chân theo từng nguyên nhân mà bạn nên biết. Để điều trị đúng bệnh và cho hiệu quả tốt nhất, ngay khi phát hiện bị đau xương gót chân, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện khám và kiểm tra cụ thể. Từ đó, các sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng của bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!