Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Đau xương cụt khi ngồi lâu có nguy hiểm không ?
Đau xương cụt khi ngồi lâu có nguy hiểm không ?
Đau xương cụt khi ngồi lâu có nguy hiểm không là lo lắng của khá nhiều người đang gặp phải tình trạng này. Tìm hiểu những thông tin sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc về chứng đau xương cụt và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Nguyên nhân gây đau xương cụt là gì?
Xương cụt còn gọi là xương cùng, là phần xương cuối cùng của xương cột sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống và được nối với xương hông. Đau xương cụt là tình trạng đau ngay tại xương cụt hoặc đau ở vùng cơ gần sát với xương cụt, gây đau nhức ở vùng mông hoặc hông, nặng hơn có thể lan xuống dưới háng, đầu gối, hai chân và tận mắt cá chân. Theo các chuyên gia về cơ xương khớp, có nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt mà chúng ta không nên coi thường như:
- Chấn thương, va đập ở vùng mông, xương cụt như do ngồi lâu, ngồi sai tư thế, té ngã, tai nạn… làm tổn thương xương cụt và gây đau nhức.
- Bệnh lý xương khớp chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai đốt sống, viêm khớp dạng thấp ở vùng cột sống gần xương cụt cũng gây ảnh hưởng đến xương cụt.
- Mang thai khiến trọng lượng và trọng tâm cơ thể có sự thay đổi lớn khiến cấu trúc cột sống lưng bị biến đổi theo và làm tăng áp lực lên vùng xương cụt. Ngoài ra, sau khi sinh con, cột sống, xương cụt và xương hông cũng chưa thích nghi kịp nên có thể xuất hiện các cơn đau ở xương cụt và vùng mông, hông.
- Phụ nữ bị mắc một số bệnh phụ khoa như viêm cơ quan sinh dục, viêm xương chậu, ung thư tử cung, vị trí tử cung sai lệch cũng có khả năng gây đau xương cụt.
- Vòng tránh thai bất thường, độ đàn hồi quá lớn, kích cỡ không phù hợp với buồng trứng có thể gây kích thích vách tử cung và dẫn đến chứng đau xương cụt.
- Ở người già, tuổi tác cao cũng khiến dây chằng bị chùng giãn, khớp xương thoái hóa và gây đau cột sống, trong đó có xương cùng.
Đau xương cụt khi ngồi lâu có nguy hiểm không ?
Khi phát hiện mình bị đau xương cụt khi ngồi lâu, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các trung tâm chuyên khoa xương khớp hay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra cụ thể và cho lời khuyên thích hợp với tình trạng mà mình đang gặp phải. Để biết tình trạng đau xương cụt khi ngồi lâu có nguy hiểm không, cần xem xét mức độ nặng nhẹ của bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và cả nguyên nhân gây đau xương cụt mới có thể kết luận chính xác.
Đa số trường hợp đau xương cụt không quá nguy hiểm hay nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân nên cũng cần phải điều trị sớm để cải thiện sinh hoạt. Trong trường hợp đau xương cụt là do chấn thương vật lý như té ngã, va đập, ngồi sai tư thế… bệnh nhân không cần quá lo lắng mà chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh thì sau một thời gian cơn đau sẽ biến mất dần. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể áp dụng chườm nóng, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng để phục hồi nhanh hơn.
Với nguyên nhân gây đau xương cụt đo bệnh lý về xương khớp hay bệnh phụ khoa thì việc điều trị có thể phức tạp hơn do phải điều trị theo chuyên khoa với các phương pháp phù hợp (điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phẫu thuật…) giúp giảm đau cho bệnh nhân, phục hồi sức khỏe và sinh hoạt bình thường. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
THAM KHẢO THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!