HỎI:

Hơn 1 tuần gần đây tôi thường cảm thấy đau ở vùng mông gần xương cụt nên ngồi làm việc rất khó chịu. Không biết tôi bị đau vùng mông gần xương cụt là bệnh gì thưa bác sĩ? Mặc dù tôi có lót đệm ngồi dưới ghế nhưng vẫn thấy đau, đứng lên cũng đau. Tôi hay có thói quen đạp xe đạp tập thể dục nhưng hơn 1 tuần nay cũng ngưng luôn rồi vì đau quá, không thể ngồi đạp xe được. Khi nằm tôi cũng phải lót nệm dưới mông mới đỡ đau, nếu nằm nghiêng tỳ 1 bên mông hoặc vắt chéo chân tôi cũng thấy đau ê ẩm. Tôi có thử ấn vào xương cụt và hai bên mông gần đó thì thấy đau nhói lên. Xin hỏi, tôi có những triệu chứng như vậy là bệnh gì, có nguy hiểm gì không? Tôi có nên đi khám không và nếu khám thì nên khám ở đâu? Mong bác sĩ tư vấn và cho tôi lời khuyên. Xin chân thành cảm ơn.

(Chị Thanh Ngọc, Hà Nội)

GIẢI ĐÁP:

Chị Thanh Ngọc thân mến, cảm ơn chị đã tin tưởng và chia sẻ thắc mắc của mình với daumoixuongkhop.net nhé!

Chúng tôi xin được giải đáp câu hỏi của chị về triệu chứng “đau vùng mông gần xương cụt là bệnh gì” như sau:

Đau vùng mông gần xương cụt là bệnh gì?

Xương cụt hay xương là đoạn xương nằm ở phần cuối cùng của cột sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống thành hình tam giác và được nối với xương hông. Nếu xương cụt bị tổn thương do bất kỳ một nguyên nhân nào đó có thể gây đau và nhức nhức nhối ở xương cụt hoặc ở vùng cơ gần với xương này. Khi đó, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức hoặc đau nhói ở vùng mông hoặc hông, nhiều trường hợp có thể đau lan rộng sang vùng háng, xuống đùi và hai chân.

Triệu chứng đau vùng mông gần xương cụt là một dấu hiệu thường gặp khi xương cụt bị tổn thương. Có khá nhiều nguyên nhân gây tổn thương và dẫn đến đau xương cụt mà chúng ta không nên xem thường. Loại trừ  thủ phạm gây chấn thương từ bên ngoài như va đập phần mềm hoặc rạn, gãy xương cụt (bởi tai nạn, té ngã, ngồi sai tư thế…), những cơn đau vùng mông gần xương cụt có thể là do các bệnh lý sau đây:

1- Viêm phần mềm/viêm xương cụt

Nếu không liên quan đến các chấn thương từ bên ngoài, hiện tượng đau vùng mông gần xương cụt mà bạn đang gặp phải có thể là do viêm nhiễm ở vùng mông, vùng xương cùng cụt như viêm phần mềm hay viêm xương cụt. Các biểu hiện của tình trạng viêm này là sưng, nóng, đỏ và gây đau ở vùng bị tổn thương (vùng mông và xương cụt). Một số trường hợp nặng còn có thể chảy dịch mủ ra ngoài.

2 – Các bệnh lý ở cột sống

Một số bệnh lý ở cột sống, nhất là vùng xương cùng cụt như thoái hóa đốt sống cùng, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, gai đôi cột sống, trượt đốt sống, hẹp ống sống, viêm cột sống… có thể khiến bạn bị đau vùng mông gần xương cụt. Tổn thương cột sống do các bệnh này gây ra có thể chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh, gây đau tại các vùng mà dây thần kinh đó chi phối.

3 – Các bệnh phụ khoa ở nữ   

Ở nữ giới, đau vùng mông gần xương cụt có thể là do một số căn bệnh phụ khoa gây ra. Do cấu tạo cơ thể của người phụ nữ khá đặc biệt nên họ thường dễ gặp phải hiện tượng viêm nhiễm cơ quan sinh dục, viêm xương chậu, vị trí tử cung sai lệch, đặt vòng tránh thai không phù hợp hay u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng,… Những bệnh này không chỉ gây đau buốt vùng thắt lưng, đau bụng dưới, sốt, mệt mỏi mà còn có thể kèm theo đau xương cụt, đau vùng mông và hông chậu.

4 – Viêm nhiễm hệ bài tiết

Ngoài nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, nữ giới cũng rất dễ gặp phải các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp và mãn tính, sỏi kết hạch, thậm chí là khối u ở hệ bài tiết. Viêm nhiễm ở hệ bài tiết thường gây đau rát buốt ở vùng kín hoặc lan sang vùng xương chậu và gây đau nhức ở vùng hông, mông và xương cụt.

5 – Do mang thai

Mang thai không phải là bệnh nhưng cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau vùng mông gần xương cụt. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người phụ nữ tăng lên khiến trọng tâm cơ thể dồn về phía sau và làm thay đổi cấu trúc của cột sống lưng, tăng áp lực lên cột sống lưng, bao gồm cả phần xương cùng cụt. Sau khi sinh con xong, cột sống và xương chậu chưa thích nghi kịp thời nên nhiều chị em có thể bị đau thắt lưng và xương cụt trong thời kỳ mang thai kéo dài đến sau khi sinh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau vùng mông gần xương cụt mà chúng ta mới có thể xem xét tình trạng của bạn có nguy hiểm hay không. Thông thường, đau xương cụt không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để tránh những biến chứng nguy hiểm không ngờ đến, chị Thanh Ngọc nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ở Hà Nội, chị có thể đến khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa xương khớp uy tín. Tham khảo Các địa chỉ khám đau xương cụt tại Hà Nội sẽ giúp chị lựa chọn được cơ sở phù hợp và thuận tiện nhất.

Chúc chị sớm phục hồi sức khỏe!

BẠN ĐỌC CÓ THỂ ĐỌC THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *