Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Đau nhức cánh tay trái là bệnh gì? Làm sao để hết đau?
Đau nhức cánh tay trái là bệnh gì? Làm sao để hết đau?
Đau nhức cánh tay trái là bệnh lý rất thường hay gặp phải ở người cao tuổi hay những người thường xuyên làm việc nặng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng đau ở cánh tay. Cơn đau có thể thoáng qua nhưng có khi lại rất dữ dội, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy đau nhức cánh tay trái là bệnh gì và làm sao để hết đau? Để biết được câu trả lời, bạn đọc có thể theo dõi ở bài viết dưới đây
Đau nhức cánh tay trái là bệnh gì?
Bệnh đau nhức cánh tay trái là bệnh lý khá phổ biến trong sinh hoạt, thường xuất hiện chủ yếu ở lứa tuổi trung niên và người già. Đặc biệt, bệnh thường xảy ra ở dân văn phòng ngồi làm việc trước máy tính trong khoảng thời gian dài, ít vận động. Thông thường, bệnh đau nhức cánh tay xảy ra chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày, hoặc liên quan đến một số bệnh lý. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số bệnh liên quan đến đau nhức cánh tay trái
1/ Nhồi máu cơ tim
Theo chuyên gia sức khỏe, đau nhức cánh tay trái là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh có thể đang mắc phải bệnh nhồi máu cơ tim. Đây là tình trạng bệnh khẩn cấp cần chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị nhanh chóng. Ngoài dấu hiệu cảnh báo như đau thắt ngực, đau ngực, đau nhức cánh tay trái là một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm.Các dây thần kinh tới cánh tay trái và tim đều phát sinh từ các rễ thần kinh tương tự trong tủy sống.Khi cơn đau tim xảy ra, các dây thần kinh này làm mất tín hiệu đến rễ thần kinh, gây tác động đến bả vai và cánh tay trái. Cánh tay trái sẽ bị tê nhức, các cơn đau liên quan đến tim thường xảy ra đột ngột và kéo dài khoảng 1 phút, có khi lên đến 15 – 30 phút và biến mất.
2/ Tê tay
Một trong những nguyên nhân gây đau nhức cánh tay trái chủ yếu là do thói quen sinh hoạt của người bệnh. Ngồi sai tư thế, nghiêng đầu sang một bên tạo áp lực lên cột sống, làm các dây thần kinh căng ra, các cơ trở nên yếu đi dẫn đến hiện tượng tê nhức cánh tay trái.
3/ Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng các dây thần kinh giữa bị chèn ép, gây đau nhức ở cánh tay trái. Ban đầu, triệu chứng của bệnh chỉ tê tê như bị kim chích ở vùng cánh tay trái, sau đó lan xuống thắt lưng và đến tư chi gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên làm việc dưới máy tính, có khả năng mắc phải bệnh này rất cao.
4/ Hội chứng ống cổ tay
Bệnh đau nhức cánh tay trái là một trong những dấu hiệu liên quan đến bệnh hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân gây bệnh là do dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép, dây thần kinh này còn được xem như dây thần kinh cảm giác. Khi dây thần kinh giữa bị chèn gây ra tình trạng tê nhức các ngón tay, đặc biệt là ngón cái, trỏ và ngón út. Triệu chứng đau này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ lan dần sang khuỷu tay, bả vai gây đau nhức cánh tay trái.
5/ Đau xơ cơ
Đau xơ cơ là vấn đề bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bệnh xảy ra khi máu không lưu thông đến các cơ, sợi dây thần kinh của cánh tay trái gây đau nhức cánh tay trái, đau nhức chân và có cảm giác mệt mỏi.
6/ Tổn thương thần kinh hoặc đau khớp
Tổn thương thần kinh hoặc đau nhức xương khớp xảy ra do rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép hoặc bị chấn thương dẫn đến cánh tay trái bị đau nhức. Bên cạnh đó, việc không làm nóng người trước khi tập thể dục là nguyên nhân kéo căng các sợi dây thần kinh, tăng khả năng gây thương tích gây đau nhức cánh tay trái.
7/ Chấn thương vai
Chấn thương vai là một trong bệnh lý liên quan đến đau nhức cánh tay trái. Sự xuất hiện của khối mô mềm hay khối u nhỏ ở vùng vai gây chèn ép dây thần kinh tủy sống cũng gây đau nhức cánh tay trái ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của người bệnh.
Làm sao để hết đau nhức cánh tay trái?
Bệnh đau nhức cánh tay trái liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, khi mắc bệnh, người bệnh nên thực hiện các phương pháp sau để giảm tình trạng bệnh tránh bệnh biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến công việc cũng như đời sống hàng ngày.
1/ Xoa bóp, massage cánh tay trái
Miết bàn tay: Bạn dùng tay phải vuốt từ cẳng tay đến các ngón tay vài lượt kết hợp miết các khe xương trên bàn tay và bóp mạnh vào các khớp ngón tay.
Xoa bóp tay: Nắm bàn tay trái lại với lực thật mạnh rồi sau đó thả ra, dùng tay phải xoa bóp cho bàn tay trái. Thực hiện động tác lặp lại 5 lần để giảm tình trạng đau nhức.
Xoa bóp và xát tay: Dùng tay phải bóp vào tay trái và xoa nhẹ nhàng theo chiều từ cổ tay lên bả vai và ngược lại. Thực hiện động tác 5 lần, thường xuyên vào các ngày trong tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
2/ Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh điều trị đau nhức cánh tay trái một cách hiệu qủa và nhanh chóng.Người bị bệnh đau nhức cánh tay trái nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như tim, gan, mỡ động vật,…. Đồng thời, nên tránh ăn thực phẩm giàu đường, tinh bột. Bởi vì, những loại thực phẩm này làm tăng nhanh lượng đường huyết trong máu nhưng cũng làm giảm một cách nhanh chóng gây hoa mắt, chóng mặt dẫn đến thiếu máu không lưu thông đến được các cơ quan xa như cánh tay.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin B giúp phục hồi thương dây thần kinh như hàu, bơ, cua, thịt bò,…
Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa canxi giúp xương khớp chắc khỏe như sữa, đậu nành, đậu phụ, rau dền, súp lơ xanh,… có chứa lượng lớn vitamin D giúp hấp thu canxi tốt.
Đồng thời, nên sử dụng các loại thuốc dân gian như lá ngải cứu, cỏ trinh nữ sắc uống hay đắp trực tiếp lên cánh tay trái, giúp khí huyết lưu thông giảm tình trạng đau nhức ở cánh tay trái.
Ngoài ra, không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Bên cạnh việc xoa bóp và chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng gây ảnh hưởng xấu đến bệnh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu đau nhức cánh tay trái là bệnh gì và cách điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh đau nhức cánh tay trái, bệnh nhân nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Những thông tin hữu ích, bạn cần tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!