Trang Chủ » Viêm khớp » Viêm khớp ngón tay » Đau khớp ngón tay cái – Nguyên nhân và cách điều trị đúng
Đau khớp ngón tay cái – Nguyên nhân và cách điều trị đúng
Đau khớp ngón tay cái có thể do ngón cái hoạt động nhiều hoặc cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý mà bạn không nên xem thường. Để khắc phục triệu chứng đau khớp ngón tay cái, bạn cần phải đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa kiểm tra cụ thể. Nhận biết được nguyên nhân gây đau sẽ giúp bệnh nhân điều trị đúng và hiệu quả.
Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái
Khớp ngón tay cái được tạo thành từ xương nhỏ ở đáy của ngón tay cái, xương đầu ngón tay cái và khớp scaphotrapezio – là khớp cơ bản cho phép ngón tay cái chuyển động phạm vi rộng và cho phép bàn tay thực hiện các động tác véo, kẹp và nắm bắt.
Đau khớp ngón tay cái xảy ra do bề mặt sụn bao phủ các xương ở ngón cái ma sát với nhau, thường xảy ra khị người bệnh thực hiện các động tác cầm, nắm, kẹp đồ vật có sự tham gia của ngón tay cái. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp ngón tay cái thường gặp như:
- Viêm khớp ngón tay cái
Viêm khớp ngón tay cái là tình trạng viêm ở các khớp ở cổ tay và ngón tay cái khiến ngón tay cái bị đau, sưng, cứng khớp, giảm sức mạnh và tầm vận động ngón cái. Viêm khớp ngón cái xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố như quá trình lão hóa xương khớp, tổn thương khớp ngón cái, thừa cân, di truyền, yếu cơ, sử dụng ngón tay cái quá nhiều và liên tục.
- Viêm khớp dạng thấp ở ngón cái
Đau khớp ngón tay cái là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị viêm khớp dạng thấp. Vị trí tổn thương thường gặp ở bệnh này là các khớp ngón tay, bao gồm ngón cái. Viêm khớp dạng thấp ở ngón cái gây sưng khớp, đau khớp, ấn vào khớp thấy đau, cứng khớp vào buổi sáng kéo dài kèm theo giảm chức năng vận động của ngón cái, thậm chí tàn phế.
- Thoái khớp khớp ngón tay cái
Thoái hóa khớp ngón tay cái là một trong những bệnh lý thoái hóa khớp phổ biến với tỉ lệ khá cao. Khớp ngón tay cái là một khớp quan trong trên bàn tay, tham gia hầu hết các hoạt động của bàn tay nên dễ bị thoái hóa và suy yếu sớm. Theo thời gian, sụn khớp ngón tay cái bị ăn mòn, nứt tróc khiến các xương dưới sụn cọ sát với nhau, xơ hóa và hình thành gai xương gây đau nhức và hạn chế cử động (co, duỗi) của ngón cái. Lâu ngày sẽ gây biến dạng ngón tay cái và mất khả năng cử động. Những người cao tuổi hoặc người hoạt động ngón cái liên tục như nhân viên viên văn phòng, người nội trợ, thợ cắt tóc… là đối tượng của bệnh thoái hóa khớp ngón tay cái.
- Các hội chứng ở cổ tay, ngón tay
Hai hội chứng thường gặp có thể gây đau ngón tay cái là hội chứng ống cổ tay và De Quervain. Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi cổ tay, cánh tay, bàn tay và các ngón tay vận động thường xuyên với cường độ cao, thường gặp ở nhân viên văn phòng. Đau khớp ngón tay cái cũng có thể là triệu chứng của bệnh De Quervain – là tình trạng viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái do vận động bàn tay và cổ tay quá nhiều.
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên đây, đau khớp ngón tay cái có thể xuất hiện sau các chấn thương ở ngón cái như gãy, trật khớp; do xơ thể thiếu hụt canxi hoặc bệnh loạn dưỡng cơ bắp do di truyền….
Điều trị đau khớp ngón tay cái đúng cách
Đau khớp ngón tay có thể là do ngón cái hoạt động nhiều nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó mà bạn không nên xem thường. Để khắc phục triệu chứng đau khớp ngón tay cái, bạn cần phải đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa kiểm tra cụ thể. Dựa vào kết quả kiểm tra mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và tư vấn các điều trị phù hợp dành cho bạn.
Với những trường hợp đau khớp ngón tay nhẹ và không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số biện pháp tự chăm sóc và tập luyện kết hợp dùng thuốc để giảm đau và cải thiện hoạt động ngón tay cái. Trong trường hợp đau khớp ngón tay cái là do một trong các bệnh lý xương khớp kể trên, việc điều trị tập trung vào mực đích giảm đau, duy trì hoặc cải thiện hoạt động ngón tay cái, giảm biến dạng và khuyết tật ở ngón tay cái. Phương pháp điều trị cụ thể:
1 – Dùng nẹp cho khớp ngón tay cái
Trong giai đoạn đầu, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bệnh nhân dùng nẹp để hỗ trợ khớp và giới hạn sự vận động của ngón tay cái và cổ tay. Nẹp khớp được làm bằng vải hoặc nhựa, có tác dụng làm giảm đau và giúp khớp được nghỉ ngơi. Tùy theo nhu cầu mà thời gian đeo nẹp khớp rơi vào ban đêm hoặc suốt cả ngày đêm.
2 – Điều trị đau khớp ngón tay bằng thuốc
Thuốc điều trị đau khớp ngón tay cái là các thuốc giảm đau, chống viêm được dùng theo 2 dạng sau:
- Thuốc uống
– Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Tylenol…) giúp giảm đau khớp hiệu quả, tuy nhiên nó có thể gây tác dụng phụ hơn so với các thuốc giảm đau khác.
– Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen (Advil, Motrin,…) và Naproxen (Aleve…) có khả năng giảm viêm nhiễm và làm giảm cơn đau ở ngón tay cái. Ngoài ra, các thuốc chống viêm không steroid mạnh như Ketoprofen, Diclofenac (Cataflam, Voltaren) và Nabumetone (Relafen) cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này.
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tăng một số tác dụng phụ (ù tai, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, vấn đề tim mạch, bệnh gan và thận) khi điều trị với liều cao và trong thời gian dài. Do đó, điều trị đau khớp ngón tay bằng NSAIDs phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi cụ thể.
- Thuốc tiêm
Nếu điều trị bằng thuốc và sử dụng nẹp không cho kết quả khả quan, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định tiêm Corticosteroid cho bệnh nhân bị đau khớp ngón tay. Corticosteroid có tác dụng giảm đau và giảm viêm mạnh, tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời.
3 – Phẫu thuật điều trị đau khớp ngón tay
Trong một số trường hợp nặng, khớp ngón tay cái tổn thương nghiêm trọng, khả năng sử dụng ngón tay cái bị tổn hại đáng kể và không đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ xem xét đến việc phẫu thuật nội soi khớp. Phẫu thuật nội soi khớp có thể thực hiện được các thủ thuật sau đây:
- Thủ thuật hợp nhất khớp
- Thủ thuật cắt xương
- Cắt bỏ xương hình thang
- Thay khớp bán phần hoặc toàn phần
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được nẹp ngón tay cái trong một thời gian, sau khi lấy nẹp sẽ tập vật lý trị liệu để lấy lại sức mạnh tay và khả năng cử động ngón tay.
4 – Các biện pháp hỗ trợ
Để hỗ trợ quá trình điều trị đau khớp ngón tay cho kết quả tốt, ngoài việc áp dụng các biện pháp chuyên khoa, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập hợp lý như sau:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt
– Không nên: Sử dụng các thức ăn nhiều chất béo, đường, muối, chất bảo quản, thức ăn chứa các chất kích thích có hại như bia, rượu, thuốc lá, cà phê… vì dễ làm tăng các phản ứng viêm gây đau nhức khớp nặng hơn.
– Nên: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày; bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega3, vitamin và khoáng chất như thịt cá, trứng, sữa, hải sản, các loại rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Kết hợp bổ sung các hoạt chất có lợi cho xương khớp như Glucosamine, Chondroitin, Collagen type II,…
- Tập luyện vận động khớp ngón tay
Ngoài việc tập vật lý trị liệu theo các bài tập phục hồi chức năng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu, người bệnh nên kiên trì luyện tập vận động khớp ngón tay để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, cải thiện vận động ngón tay cái.
Ngoài ra, để tránh đau tái phát, bệnh nhân nên hạn chế cầm nắm hay mang xách đồ vật quá nặng, giảm cường độ làm việc với máy vi tính và thư giản các khớp ngón tay. Trước khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn bóng rổ, bóng chuyền… nên khởi động các khớp tay kỹ càng để tăng sự linh hoạt cho các ngón tay.
BẠN ĐỌC CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!