Gần đây, nhiều mẹ bầu có gửi thư về cho chuyên mục daumoixuongkhop.net với thắc mắc “đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh hay không?”. Có thể nói, đau khớp háng khi mang thai là một triệu chứng thường gặp. Vậy, biểu hiện đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải là do sắp đến ngày sinh hay còn có nguyên nhân nào khác? Các mẹ hãy cùng xem bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Nhiều mẹ bầu thường than thở với nhau về tình trạng đau ở vùng háng và xương mu rất khó chịu, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Vậy, các mẹ có biết nguyên nhân do đâu khiến mình gặp phải tình trạng này hay không?

đau háng có phải sắp sinh

Do thai nhi quay đầu:

Theo cấu tạo của xương chậu thì xương chậu được kết nối với xương mu ở phía trước và hai khớp háng gần kề. Vùng xương mu và khớp háng có nhiệm vụ nâng đỡ phần phía trên cơ thể. Ở những tháng cuối của thai kỳ, đầu thai nhi bắt đầu quay đầu xuống thấp. Lúc này cơ thể mẹ cũng tiết ra hormone relaxin và progesterone khiến xương chậu giãn nở nhiều hơn theo kích thước thai nhi, để chuẩn bị cho kỳ sinh sắp đến. Đồng thời, hệ thống dây chằng ở vùng này cũng bị kéo căng theo gây ra các triệu chứng ê mỏi vùng xương chậu và xương mu, đau mỏi vùng háng và bẹn.

Mẹ bầu bị thiếu canxi:

Khi mang thai, cơ thể người mẹ thường bị thiếu hụt canxi trầm trọng. Hệ xương khớp cũng vì vậy mà trở nên yếu hơn và dễ bị đau, nhức, mỏi. Khi thai nhi càng lớn, sắp đến ngày chào đời, vùng xương chậu bị căng giãn sẽ khiến các mẹ thấy đau nhiều hoặc thậm chí là đau dữ dội ở xương mụ và xương háng cho đến khi sinh.

Vận động nhiều:

Do tính chất công việc mà nhiều mẹ sắp đến kỳ sinh nở vẫn còn phải làm việc. Nếu người mẹ không được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc quá sức, đi lại vận động nhiều sẽ thấy đau nhức ở vùng lưng, xương chậu, xương mu, hông đùi và cả hai khớp háng ở nhiều thời điểm. Nếu tình trạng này nghiêm trọng có thể khiến các mẹ vận động khó khăn và bất tiện.

Mẹ bầu có tiền sử bệnh khớp:

Nếu mẹ bầu nào đã từng mắc bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa đĩa đệm vùng chậu, viêm xương chậu cũng sẽ gặp phải triệu chứng đau khớp háng và xương mu, hông, bẹn. Do phải chịu đựng sức nặng của cơ thể khi mang thai nên cột sống và các khớp dễ bị thoái hóa nhanh hơn hoặc đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài đĩa đệm.

Biểu hiện đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh không ?

Vào tháng cuối thai kỳ, các bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng đau vùng lưng, hông, vùng chậu, có biểu hiện bệnh đau khớp háng và nhức nhối quanh mông. Cường độ và tần số cơn đau tùy thuộc cơ địa của từng bà bầu. Đau thường có xu hướng tăng lên khi mẹ bầu vận động nhiều. Nhiều trường hợp đau vào lúc nửa đêm, khi mẹ đi tiểu khiến các mẹ vô cùng mệt mỏi, thậm chí còn bị mất ngủ.

mang thai tháng cuối đau cửa mình

Nhiều mẹ bầu cũng cảm thấy lo lắng mình bị đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh hay không? Thực ra, đây chỉ là dấu hiệu thai nhi đang phát triển nhanh và chuẩn bị quay đầu. Tình trạng đau khớp háng, xương mu và xương chậu có thể đã xuất hiện từ sớm khi thai nhi bắt đầu lớn rồi. Để xác định mẹ bầu có sắp sinh hay chưa thì ngoài những cơn đau, mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu như tuổi thai, số lần thai máy, các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên, bụng bầu tụt xuống, tiết dịch đỏ, đi tiểu nhiều…

Cách khắc phục các cơn đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Để giảm bớt những cơn đau khớp háng khi mang thai vào tháng cuối, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi và vận động hợp lý, tránh làm việc quá sức, nên đi đứng vận động nhẹ nhàng hoặc tập các bài thể dục phù hợp cho bà bầu, đi bộ, tập yoga, thiền… để cải thiện thể chất và tinh thần.
  • Ngồi và đi đứng đúng tư thế, khi ngồi thì chân thẳng và hơi cao, chân vuông góc với đùi để máu tuần hoàn tốt. Khi đi thì di chuyển 2 chân cùng hướng.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé, chú ý bổ sung lượng canxi cần thiết cho bà bầu bằng cách uống sữa, uống viên canxi theo chỉ định của bác sĩ.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp háng, hông, đùi để giảm nhanh cơn đau.
  • Nếu cơn đau quá mức chịu đựng, các mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các liệu pháp giảm đau, chẳng hạn như dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Có thể bạn cũng quan tâm : 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *