Đau khớp cổ tay lâu ngày không khỏi là triệu chứng mà bạn không nên coi thường vì rất có thể tiềm ẩn các bệnh lý về xương khớp. Nhiều người cũng từng thắc mắc đau khớp cổ tay lâu ngày không khỏi có phải bị viêm khớp hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi mời bạn tham khảo các thông tin sau đây.

Đau khớp cổ tay lâu ngày không khỏi là bệnh gì?

1- Đau khớp cổ tay lâu ngày không khỏi do hội chứng De Quervain

Đau khớp cổ tay có thể là do hội chứng De Quervain. Đây là tình trạng viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Bệnh này rất thường gặp trong cuộc sống và gây đau vùng cổ tay và phần dưới cẳng tay phía trên ngón cái.

dau-khop-co-tay-lau-ngay-khong-khoi-co-phai-bi-viem-khop-1

Nguyên nhân:

Do thực hiện lặp đi lặp lại các động tác cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái khiến các bộ phận này dễ bị tổn thương. Khi bao hoạt dịch gân trong đường hầm cổ tay bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng sưng nề và gây cản trở sự vận động của gân. Trong đó, hai gân chi phối vận động ngón cái là gân cơ duỗi ngắn ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái bị tổn thương nhiều nhất trong hội chứng De Quervain.

Triệu chứng:

  • Đau và khó chịu ở ngón cái, ngay vị trí cổ tay.
  • Đau lan lên cẳng tay và lan xuống ngón cái.
  • Đôi khi phát ra tiếng “lục cục”.
  • Sưng nề nhẹ ở vùng cổ tay dọc theo đường hầm cổ tay.
  • Hạn chế vận động ngón cái.

Tìm hiểu thêm khi bị sưng đau do viêm khớp ngón tay phải làm sao ? để biết cách giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.

2- Đau khớp cổ tay lâu ngày do hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay còn được gọi là hội chứng chèn ép thần kinh giữa, hội chứng đường hầm cổ tay. Đây là một bệnh lý rối loạn thần kinh ngoại biên, gây đau và tê bì nhiều ngón tay, bàn tay… do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay gây ra. Bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, những người làm công việc văn phòng, sử dụng máy vi tính thường xuyên, người bị bệnh béo phì, đái tháo đường, suy thận…

dau-khop-co-tay-lau-ngay-khong-khoi-co-phai-bi-viem-khop-2

Nguyên nhân:

Dây thần kinh giữa chạy từ cẳng tay, qua ống cổ tay xuống đến bàn tay; có khả năng chi phối cảm giác của ngón cái và ba ngón tiếp theo về phía gan tay. Khi các xương cổ tay bị gãy khiến ống cổ tay bị hẹp kích thích dây thần kinh giữa hoặc do phù và viêm do viêm khớp dạng thấp, do thường xuyên thực hiện các động tác co gập cổ tay làm tăng áp lực trong ống cổ tay đều có thể gây bệnh.

Triệu chứng

  • Đau, tê bì hoặc loạn cảm ngón cái, trỏ, giữa và 1 phần ngón nhẫn.
  • Đau và tê lan toàn bộ bàn tay hoặc lan đến cổ tay và cẳng tay.
  • Đau gây mất ngủ, khó ngủ.
  • Cơ lực bàn tay bị yếu và ảnh hưởng đến khả năng vận động, khó cầm nắm, đánh rơi đồ…

3- Đau khớp cổ tay do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn, gây tổn thương màng hoạt dịch khớp và khớp, dẫn đến phá huỷ khớp, dính khớp, biến dạng khớp. Các khớp thường bị ảnh hưởng là khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân…

Nguyên nhân:

Bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa, rối loạn đáp ứng miễn dịch. Bệnh có sự tham gia của các kháng thể,  lympho B,  lympho T, đại thực bào, các cytokines tấn công vào màng hoạt dịch khớp gây viêm. Từ đó, làm huỷ hoại sụn khớp và xương dưới sụn, lâu ngày dẫn đến mất khả năng vận động khớp.

dau-khop-co-tay-lau-ngay-khong-khoi-co-phai-bi-viem-khop3

Triệu chứng:

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở cổ tay và bàn ngón tay với các triệu chứng sau:

  • Đau khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay.
  • Sưng, nóng, đỏ ở các khớp bị tổn thương.
  • Viêm khớp đối xứng cả hai bên
  • Cứng khớp kéo dài vào buổi sáng, khó cử động.
  • Dính khớp, biến dạng khớp ở giai đoạn nặng.
  • Các triệu chứng ngoài khớp như teo cơ, viêm mống mắt, viêm mạch máu, tràn dịch màng ngoài tim,…

Ngoài các nguyên nhân trên đây, đau khớp cổ tay lâu ngày không khỏi còn có thể là do bị thoái hóa khớp cổ tay,  bệnh gout, loãng xương, bệnh đa xơ cứng, chấn thương cổ tay… Để xác định được nguyên nhân chính xác triệu chứng đau khớp cổ tay là bệnh gì, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra cụ thể. Từ đó, áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả và dứt điểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *