Khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương viêm sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau một bên (trái hoặc phải) ở phía trước ngực rồi lan dọc theo mạn sườn ra đến phía sau cột sống lưng. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh liên sườn hay hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn có điểm nhận biết riêng.

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?

Hệ thống dây thần kinh liên sườn bao gồm các rễ dây thần kinh tủy ngực đoạn phía trước với chức năng chi phối da và cơ tại vùng ngực và bụng. Dây thần kinh liên sườn cùng với các mạch máu tại vùng này tạo thành những bó mạch cố định dưới mỗi xương sườn.

Khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương viêm sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau một bên (trái hoặc phải) ở phía trước ngực rồi lan dọc theo mạn sườn ra đến phía sau cột sống lưng. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh liên sườn hay hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn.

Đau dây thần kinh liên sườn thường xảy ra ở người trưởng thành, không phân biệt giới tính. Đối tượng phổ biến của chứng đau dây thần kinh liên sườn là những người lao động nặng, người chơi thể thao quá sức. Nếu không được can thiệp sớm và hiệu quả, đau dây thần kinh liên sườn sẽ gây đau dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hít thở và vận động của người bệnh.

BẠN NÊN XEM NGAY:

Phòng ngừa đau dây thần kinh ở giới văn phòng

Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn

Dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh liên sườn được biểu hiện tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân tiên phát gây đau dây thần kinh liên sườn, các giả thuyết đều xoay quanh yếu tố thời tiết (lạnh) hoặc vận động (mạnh, sai tư thế). Về nguyên nhân thứ phát gây đau dây thần kinh liên sườn có thể là do:

  • Thoái hóa cột sống.
  • Lao cột sống/ung thư cột sống.
  • Bệnh tủy sống.
  • Chấn thương.
  • Vận động sai tư thế, cường độ vận động quá mạnh.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
  • Đái tháo đường.
  • Viêm đa dây thần kinh
  • Sức đề kháng yếu

Tùy theo nguyên nhân mà dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn được thể hiện như sau:

1- Dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn tiên phát

Tác nhân gây bệnh có thể do nhiễm lạnh hoặc do vận động quá mạnh, vận động sai tư thế. Nếu do nguyên nhân này, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau ở  vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống – bả vai. Đau có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, âm ỉ suốt ngày đêm, đến nổi chỉ hít thở sâu, ho hay hắt hơi, thay đổi tư thế cũng đau. Nếu ấn vào vùng cạnh cột sống ứng với khe gian đốt sẽ khiến người bệnh thấy đau tức, hoặc đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Vùng da bị tổn thương dây thần kinh không có dấu hiệu bất thường.

2- Dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống

Đau có tính chất đau ê ẩm, không cấp tính. Kèm theo đau âm ỉ tại các đốt sống ngực ngay cả khi bệnh nhân vận động hay nghỉ ngơi. Nếu ấn vào điểm cạnh cột sống hai bên, cách giữa cột sống 2 – 3 cm sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy tức nhẹ và dễ chịu. Thường gặp ở người cao tuổi.

3- Đau dây thần kinh liên sườn do lao cột sống/ung thư cột sống

Bệnh nhân thấy đau chói cả hai bên sườn, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng. Đau liên tục suốt ngày suốt đêm, đau tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Ấn vào cột sống sẽ thấy có điểm đau chói. Bệnh nhân kèm theo các triệu chứng sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân nhanh… Thường gặp ở người trung niên.

4- Đau dây thần kinh liên sườn do bệnh lý ở tủy sống

Đau dây thần kinh liên sườn do các bệnh lý về tủy sống như u ngoại tủy, u rễ thần kinh thường dễ phát hiện bệnh vì nó là dấu hiệu sớm nhất của bệnh. Đau thường khu trú rõ tại một bên, kiểu như đánh đai bên sườn. tuy nhiên, khám cột sống lại không thấy đau rõ.

5- Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Đau thần kinh liên sườn do bị nhiễm khuẩn thường gặp là do bệnh Zona. Bệnh này diễn tiến qua 2 giai đoạn là giai đoạn cấp và giai đoạn di chứng. Ở giai đoạn cấp, bệnh khởi phát với triệu chứng đau rát một mảng sườn, sau vài ngày sẽ gây đỏ da và kèm theo các mụn nước lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Người bệnh thấy ngứa và bỏng rát vô cùng khó chịu, kèm theo sốt, mệt mỏi. Sau đó 1 tuần thì tổn thương khô lại và bong vảy, để lại sẹo. Ở giai đoạn di chứng, bệnh nhân đau rát tại vùng tổn thương khoảng 1 tháng hoặc hàng tháng trời.

6- Dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn do chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống thường gặp như tai nạn, té ngã, bị đánh, tai nạn lao động… có thể gây đau dây thần kinh liên sườn với các cơn đau, tức ngực, đau mạn sườn kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn…

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa

Cách điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều căn bệnh nên cần phải được kiểm tra và chẩn đoán cụ thể để xác định được nguyên nhân chính xác gây đau dây thần kinh liên sườn.

Việc điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nghĩa là điều trị theo nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn.

Chẳng hạn:

– Với đau dây thần kinh liên sườn do nguyên nhân tiên phát: Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc giảm đau như Paracetamol, Diclofenac…

– Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn (bệnh Zona): Bệnh nhân được kê đơn thuốc giảm đau, thuốc an thần kết hợp thoa kem Acyclovir theo liều 2-3 lần/ngày vào các mụn nước trên da.

Thuốc điều trị:

Các thuốc điều trị đau thần kinh thuộc nhóm Gabapentin thường được sử dụng với liều thấp, sau đó tăng dần đến khi phát huy tác dụng, có thể phải dùng kéo dài trong vài tháng.

Các thuốc giãn cơ vân như Mydocalm, Myonal,… chỉ sử dụng khi bệnh nhân đau nhiều hay co rút vùng sườn bị tổn thương.

Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, đặc biệt là tế bào thần kinh và bao myelin nên cũng được sử dụng trong điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn.

Lưu ý khi điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn:

– Bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn không làm việc nặng nhọc hay vận động mạnh; làm việc vừa sức, tránh làm việc với cường độ cao trong thời gian dài.

– Giữ tư thế sinh hoạt đúng và khoa học: Ngồi và đứng thẳng lưng, tạo thành đường thẳng với đầu – cổ – lưng, không cúi gập người về trước, chân mở rộng ngang vai; Nằm ngủ có lót gối mềm, độ dày vừa phải, có gối kê chân khi nằm.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bệnh nhân không cần kiêng ăn nhưng phải ăn uống đảm bảo khoa học. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D và các khoáng chất có lợi cho xương khớp và hệ thần kinh để hỗ trợ điều trị bệnh.

BỆNH NHÂN NÊN THAM KHẢO THÊM:

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị đau dây thần kinh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *