Đau buốt khớp vai là một triệu chứng thường gặp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của nhiều người. Có nhiều nguyên nhân gây đau buốt khớp vai như do chấn thương, bệnh lý và tùy theo nguyên nhân, mức độ đau mà có cách điều trị phù hợp.

Đau buốt khớp vai do đâu ?

Chị Trương T. Linh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, chị thường hay cảm thấy những cơn đau âm ỉ ở vai. Đau kiểu đau buốt, có khi đau như dao cắt, nhất là vào ban đêm khiến chị hay bị mất ngủ, mệt mỏi, sáng dậy người cứ uể oải và mệt mỏi không thiết làm việc.

Tương tự như trường hợp của chị, anh Nguyễn V. Hoài (Đông Hưng, Thái Bình) cũng thường bị đau buốt khớp vai vào ban đêm. Anh cho biết, cơn đau bắt nguồn từ vai, lan đến cổ và có khi chạy xuống cẳng tay làm anh cực kỳ khó chịu. Nếu lỡ va chạm mạnh hoặc giơ tay lên đột ngột là bị đau dữ dội như gãy xương. Đau kéo dài khiến anh không thể nhấc tay hay vận động cánh tay như ý.

Những cơn đau nhức buốt ở vai kéo dài khiến cho cả Anh Hoài và chị Linh cảm thấy rất lo lắng, không biết mình bị đau buốt khớp vai do đâu và có nguy hiểm gì không. Theo các chuyên gia y tế, đau buốt khớp vai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

1 – Đau buốt khớp vai do chấn thương

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khó tránh khỏi các va chạm, xô xát hay tai nạn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông), chấn thương khi chơi thể thao… Nếu chấn thương ở khớp vai làm tổn thương đến gân, cơ, bao gân, dây chằng có thể gây trật khớp vai, rách bao gân và khiến bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đau buốt ở khớp vai.

2 – Đau buốt khớp vai do thoái hóa khớp

Nguyên nhân này thường xuất hiện ở người cao tuổi, khi hệ xương khớp bị lão hóa dần theo thời gian. Sụn khớp và xương dưới sụn bị thoái hóa và trở nên suy yếu, giảm lực và hạn chế vận động. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy những cơn đau buốt ở khớp vai vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy kèm theo cứng khớp, khó cử động vai và cánh tay.

3 – Viêm dây thần kinh vai

Viêm dây thần kinh vai xảy ra sau khi người bệnh nhiễm lạnh, bị chấn thương, vận động cánh tay quá mức hay ngủ sai tư thế chèn ép vào dây thần kinh vai. Người bệnh bị viêm dây thần kinh vai sẽ thấy nhức buốt ở khớp vai, cơn đau nhiều khi giật buốt lên tận óc kéo theo tình trạng tê buốt các đầu ngón tay. Khi giảm vận động thì cơn đau giảm nhưng nằm tỳ đè lên vai đau hay cử động tay thì thấy buốt giật từng cơn.

4 – Viêm dây chằng

Dây chằng khớp vai bị căng giãn quá mức hoặc viêm do vận động quá mức, vận động sai lệch hoặc stress cũng khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau buốt khớp vai trong thời gian dài. Người bệnh có thể bị cứng và đơ vai, khó vận động, đau khi vận động.

5 – Vôi hóa khớp vai

Đau buốt khớp vai do vôi hóa khớp vai cũng là một hiện tượng không hiếm gặp. Vận động vai – cánh tay quá mức, sai tư thế; rối loạn dinh dưỡng hoặc mắc một số bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa ở khớp đều có thể dẫn đến vôi hóa khớp vai. Khi các khớp vai bị vôi hóa, calci hóa sẽ tạo thành các khối hoặc gai ở khớp vai, chèn ép dây thần kinh và cản trở sự vận động khớp này.

Điều trị đau buốt khớp vai như thế nào?

1 – Điều trị đau buốt khớp vai ở giai đoạn khởi phát

Khi mới phát hiện những cơn đau buốt khớp vai, đau nhẹ theo từng cơn, không kéo dài và chưa hạn chế vận động, người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Để tránh cho cơn đau tăng mạnh và kéo dài hơn, bệnh nhân nên hạn chế vận động vai – cánh tay quá mức. Tránh thực hiện các động tác tay quá nhiều và tránh khuân, vác, mang, xách vật nặng khi bị đau vai. Thậm chí là nên ngưng các hoạt động thể thao, để cho vùng vai và cánh tay được nghỉ ngơi, thư giãn giúp phục hồi tốt nhất, giảm nguy cơ gia tăng sự bất ổn ở khớp vai.

  • Dùng thuốc

Nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) hoặc thuốc giảm đau chống viêm không steroid (diclofenac, meloxicam), thuốc giãn cơ, thuốc an thần,… tùy theo mức độ đau. Đừng tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu, các bài tập vận động, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn… có thể giúp giãn mạch và tăng cường tuần hoàn máu, tăng dinh dưỡng tổ chức, tăng chuyển hoá, kích thích thần kinh, giảm đau, phục hồi chức năng khớp vai hiệu quả.

  • Xoa bóp – bấm huyệt – châm cứu

Các thủ thuật xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu có tác dụng kích thích các huyệt đạo ở vùng khớp vai bị đau. Từ đó, giúp máu được lưu thông và vận chuyển đến nuôi dưỡng các vùng cơ khớp bị tổn thương, giảm đau nhức khớp và dây thần kinh, giảm co cứng cơ, tăng cường khả năng vận động khớp vai.

  • Bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống

Để giúp khớp khỏe mạnh, giảm đau mỏi và ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp, bạn cần quan tâm đúng mức đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe từ bên trong.

2 – Điều trị đau buốt khớp vai ở giai đoạn nặng

Khi các cơn đau buốt vai khớp vai diễn ra liên tục và thường xuyên với cường độ cao, người bệnh cần được kiểm tra cụ thể để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Nếu đau khớp vai kéo dài và kèm theo cứng khớp, hạn chế vận động, các phương pháp can thiệp bao gồm:

  • Nội soi khớp vai

Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp đặc biệt như trật khớp vai, rách chóp xoay vai, chèn ép dưới mỏm cùng, nhiễm trùng khớp vai…

  • Thay khớp vai

Đây là phương pháp điều trị được chỉ định khi bệnh nhân đau buốt khớp vai nặng nề nhất và có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến vận động, thường gặp trong bệnh lý thoái hóa khớp vai. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ phần khớp bị hư hỏng và thay thế bằng khớp vai nhân tạo để giúp bệnh nhân duy trì sự vận động, trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *