Công dụng và thành phần của thuốc Ibuprofen. Thường có mặt trong các đơn thuốc chữa bệnh xương khớp, Ibuprofen giúp giảm đau, hạ sốt và cải thiện các triệu chứng viêm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, Ibuprofen có khả năng gây ra một số dụng phụ nghiêm trọng nên cần phải hết sức thận trọng và tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Thông tin về thuốc Ibuprofen

Tên quốc tế: Ibuprofen.

Loại thuốc: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Dạng thuốc và hàm lượng:

Viên nén: hàm lượng 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg

Viên nang: hàm lượng 200 mg

Kem bôi ngoài 5% (dùng tại chỗ)

Ðạn đặt trực tràng: hàm lượng 500 mg

Nhũ tương: hàm lượng 20 mg/ml.

Thành phần của thuốc Ibuprofen

Thuốc Ibuprofen chứa hoạt chất Ibuprofen, dẫn xuất từ Acid Propionic, trong tập hợp các dẫn xuất của Acid Arylcarboxylic.

Công dụng của thuốc Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc kháng viêm  không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm. Trong đó, tác dụng giảm đau và chống viêm rất mạnh, còn tác dụng hạ sốt thì kém hơn.

Cơ chế hoạt động của Ibuprofen là ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm. Ngoài ra, Ibuprofen còn đối kháng hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản quá trình biến đổi protein… Cơ chế tác dụng giảm đau của Ibuprofen là làm giảm tổng hợp prostaglandig F2, giảm cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm.

Chỉ định 

Thuốc Ibuprofen được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, hạ sốt, cảm cúm, cảm lạnh.
  • Thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp do gout cấp tính, đau khớp và bất động khớp.
  • Viêm quanh khớp, đau lưng, viêm rễ thần kinh, chấn thương, sau phẫu thuật hoặc đau do ung thư.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Ibuprofen trong các trường hợp sau đây:

  • Người mẫn cảm với ibuprofen, quá mẫn cảm với Aspirin hay với các thuốc chống viêm không steroid khác (chẳng hạn bị hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
  • Người bị loét, xuất huyết dạ dày – tá tràng tiến triển.
  • Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu.
  • Người mắc bệnh tim mạch, bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu.
  • Người bị suy gan hoặc suy thận nặng.
  • Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
  • Người bệnh bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn)
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú.

Liều lượng và cách dùng thuốc Ibuprofen

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng đối với thuốc không kê đơn hoặc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ/dược sĩ đối với thuốc được kê đơn.

  • Liều lượng:

Người lớn:

– Liều thông thường giảm đau: 1,2 – 1,8 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.

Liều duy trì: 0,6 – 1,2 g/ngày. Liều tối đa: không quá 2,4 g/ngày hoặc 3,2 g/ngày.

Liều giảm sốt: 200 – 400 mg/4 – 6 giờ/lần, cho tới tối đa là 1,2 g/ngày.

– Liều cho người bị thoái hóa xương khớp: Liều khởi đầu: uống 400-800 mg/6-8 giờ.

– Liều cho người bị viêm khớp dạng thấp: Liều khởi đầu: uống 400 -800 mg/6-8 giờ.

Trẻ em:

– Liều thông thường giảm đau hoặc sốt: 20 – 30 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.

– Liều cho trẻ bị viêm khớp dạng thấp: 30-40 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3-4 liều nhỏ (Bắt đầu với mức liều lượng thấp và tăng liều từ từ).

  • Cách dùng:

– Uống thuốc cách mỗi 4-6 giờ với nhiều nước (240 ml) trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.

– Không nằm trong ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc.

– Nếu xảy ra khó chịu dạ dày khi dùng thuốc, hãy uống thuốc chung với thực phẩm, sữa hoặc thuốc kháng acid.

Tác dụng phụ

  • Biểu hiện toàn thân: Sốt, mỏi mệt.
  • Các biểu hiện ở dạ dày: Chướng bụng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chảy máu dạ dày – ruột…
  • Các phản ứng trên da: Mẩn ngứa, ngoại ban, nổi mày đay
  • Phản ứng ở hệ hô hấp: hen, viêm mũi
  • Phản ứng ở hệ thần kinh:  Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, ù tai.
  • Các phản ứng hiếm gặp khác: rụng tóc, trầm cảm, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực, giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, suy thận…

LỜI KHUYÊN:

  • Thông báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với ibuprofen, aspirin hoặc các thuốc NSAID khác chứa thành phần hoạt tính trong thuốc Ibuprofen để có biện pháp thay thế phù hợp.
  • Thông báo với bác sĩ và dược sĩ về các thuốc kê theo toa và không kê theo toa khác, vitamin và các chất bổ sung dinh dưỡng mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng.
  • Thông báo với bác sĩ các bệnh lý mà bạn đã từng hoặc đang gặp phải (hen suyễn, lupus ban đỏ, bệnh gan hoặc thận, đang mang thai hoặc đang cho con bú, sắp phẫu thuật…)
  • Trong khi sử dụng thuốc Ibuprofen, nếu gặp phải các triệu chứng bất thường kể trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời.

⇒ Bệnh nhân nên đọc thêm : Bị đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì – Bác sĩ tư vấn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *