Trang Chủ » Viêm khớp » Viêm khớp cổ tay » Chữa viêm khớp cổ tay lâu ngày với các vị thuốc dễ tìm
Chữa viêm khớp cổ tay lâu ngày với các vị thuốc dễ tìm
Người cao tuổi, người làm nội trợ, nhân viên văn phòng… là những đối tượng có khả năng bị viêm khớp cổ tay rất cao. Tìm hiểu và áp dụng cách chữa viêm khớp cổ tay lâu ngày với các vị thuốc dễ tìm sẽ giúp bạn thoát khỏi những cơn đau khớp cổ tay dai dẳng và phục hồi khả năng cầm nắm, vận động cổ tay.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm khớp cổ tay?
Viêm khớp cổ tay là căn bệnh xương khớp khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh không chỉ gây đau nhức ở cổ tay mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động cổ tay, gây khó khăn khi thực hiện các động tác cầm nắm một cách linh hoạt. Đối tượng dễ bị viêm khớp cổ tay bao gồm:
- Người tuổi trung niên, người cao tuổi do xương khớp bị lão hóa theo quy luật tự nhiên.
- Người bị viêm khớp dạng thấp, loãng xương, loạn dưỡng cơ bắp, bệnh đa xơ cứng, bệnh gout…
- Vận động viên, người chơi thể thao, người lao động bị chấn thương liên tục ở cổ tay như trật khớp, gãy xương, tổn thương cơ, sụn khớp và xương dưới sụn.
- Những người làm công việc văn phòng thường xuyên phải sử dụng chuột và bàn phím máy tính.
- Những bà nội chợ, đầu bếp… thường hay vận động cổ tay quá mức để nấu nướng, dọn dẹp khiến cổ tay chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương.
3 bài thuốc chữa viêm khớp cổ tay dễ tìm
Cổ tay bị sưng nề, ấn vào thấy đau, đặc biệt là khi cử động cổ tay, xoay cổ tay, cầm nắm thì càng đau mạnh là những dấu hiệu viêm khớp cổ tay mà bạn không nên coi thường. Tìm kiếm một số vị thuốc quen thuộc và áp dụng theo cách chữa viêm khớp cổ tay dưới đây có thể sẽ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng đau nhức sưng viêm do viêm khớp cổ tay hiệu quả.
1/Chữa viêm đau khớp cổ tay bằng các bài thuốc uống
- Bài thuốc 1:
– Thành phần: Rễ cây xấu hổ 16g, rễ bưởi bung 20g, rễ cỏ xước 16g, rễ cây gấc 16g, củ đinh lăng 16g, nam tục đoạn 16g, đương quy 16g, kê huyết đằng 16g, độc lực 16g, thục địa 12g, ngũ gia bì 12g, cam thảo 12g, xuyên khung 10g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, nhục quế 8g.
– Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần chia uống 3 lần.
- Bài thuốc 2:
– Thành phần: Cây xấu hổ 20g, bồ công anh 16g, kê huyết đằng 16g, nam tục đoạn 16g, hy thiêm 12g, ngũ gia bì 12g, đương quy 12g, rễ cây cúc tần 12g, lá tre 12g, cam thảo 12g, rễ cây gấc 12g, lá lốt 10g, ngải diệp 10g, trần bì 10g, cẩu tích 10g.
– Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần chia uống 3 lần.
* ĐÁNH GIÁ:
Theo chia sẻ của Lương y Thanh Ngọc (trong bài viết của báo Sức khỏe & Đời sống), bài thuốc trên có tác dụng trừ thấp, tán hàn, giảm đau, chống viêm nên thích hợp với những người bị sưng nề và đau ở cổ tay, đau ngay đầu xương quay do viêm khớp. Kiên trì sử dụng lâu dài sẽ thấy giảm đau mỏi và sưng viêm khớp cổ tay mà lại an toàn hơn so với việc sử dụng thuốc tân dược lâu ngày.
2/Chữa viêm khớp cổ tay bằng các bài thuốc đắp
- Bài thuốc 1:
Dùng lá cây đinh lăng và lá cây gấc với liều lượng như nhau đem rửa sạch và cho vào cối giã nhỏ. Sau đó đem đi sao rượu rồi đắp lên cổ tay bị viêm rồi băng lại.
- Bài thuốc 2:
Đem vỏ cây gạo thái thành miếng mỏng rồi cho vào cối giã nát, trộn với chút đồng tiện (nước tiểu của trẻ nhỏ khỏe mạnh) rồi đem sao nóng. Sau đó đem đắp lên cổ tay bị viêm và băng lại. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối.
Hai bài thuốc trên đều có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhức và chống sưng viêm khớp. Bệnh nhân nên kết hợp áp dụng với bài thuốc uống để phát huy hiệu quả cao.
3/Chữa viêm đau khớp cổ tay bằng bài thuốc xoa bóp
- Thành phần bài thuốc:
Thiên niên kiện, xuyên khung, kê huyết đằng, thạch xương bồ, bạch chỉ, nhục quế, hoa hồi, tế tân, trần bì. Mỗi vị thuốc dùng 10g.

- Cách dùng:
Đem các vị thuốc thái nhỏ rồi cho vào hũ thủy tinh, đổ ngập rượu trắng rồi ngâm từ 5-7 ngày. Khi dùng thì lấy bông gòn chấm thuốc xoa lên cổ tay bị đau nhức sưng viêm mỗi ngày từ 2-3 lần.
* ĐÁNH GIÁ:
Theo đánh giá của lương y Thanh Ngọc, việc kết hợp bài thuốc uống và thuốc đắp, thuốc xoa bóp chữa đau khớp cổ tay có tác dụng trừ thấp hàn từ bên trong lẫn bên ngoài, hoạt huyết tán ứ và kinh lạc trở nên thông suốt và . Từ đó, làm giảm các triệu chứng đau nhức khớp và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh viêm khớp cổ tay nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động cổ tay quá mức, tránh lao động nặng, tránh cầm nắm xách mang vật nặng…. Đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để bồi bổ xương khớp.
Mặc dù các bài thuốc thảo dược chữa viêm khớp cổ tay trên đây rất dễ kiếm và sử dụng, tuy nhiên các vị thuốc thường phát huy tác dụng khá chậm nên bệnh nhân cần kiên trì áp dụng thường xuyên, đều đặn hàng ngày để cảm nhận hiệu quả của thuốc. Nếu sau 1-3 tháng sử dụng thuốc mà không thấy các triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa xương khớp kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất.
Có thể tham khảo thêm :
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!