Khí Công Y Đạo chữa phong tê thấp chú trọng việc tập thở và động công để ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng bệnh phong tê thấp. Dưới đây là phương pháp chữa phong tê thấp bằng Khí Công Y Đạo để người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

Trong Khí Công Y Đạo, bệnh phong thấp được phân thành hai loại là phong thấp biến thể (Rheumatoid Arthritis) và phong thấp xương (Osteo Arthritis). Trong đó, phong thấp biến thể là do hệ thống miễn dịch tấn công bất ngờ vào các màng bao hoạt dịch bởi một lý do nào đó. Từ đó, gây ra một loạt các triệu chứng sưng đau khớp tay và chân. Lâu ngày, tay chân sẽ bị biến thể, đồng thời kéo theo một số bệnh lý ở tim, mạch máu, thần kinh… Còn phong thấp xương là do lớp sụn nằm giữa các xương và khớp bị mòn dần, thiếu dịch khớp bôi trơn khiến bệnh nhân bị đau nhức, thường gặp ở các khớp tay, chân, đầu gối,…

chua-phong-te-thap-bang-khi-cong-y-dao-1

Sự khác nhau giữa hai thể phong thấp này là:

  • Phong thấp biến thể: xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, viêm đau có tính chất đối xứng.
  • Phong thấp xương: xảy ra ở người lớn tuổi, tổn thương không mang tính đối xứng.

Chữa phong tê thấp theo y học phương Tây

Theo y học phương Tây, bệnh phong tê thấp không thể chữa được dứt điểm mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phong thấp và kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch… để giảm đau và tập vật lý trị liệu để duy trì chức năng vận động. Đồng thời, kết hợp chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh và luyện tập thể dục hợp lý để hỗ trợ việc chữa trị.

Chữa phong tê thấp bằng Khí Công Y Đạo

Theo Khí Công Y đạo, để chữa bệnh phong tê thấp cần thực hiện phương pháp sau đây:

1- Cào đầu thông não

Hai bàn tay con lại như móng chân mèo, hai cánh tay để song song trước mặt. Dùng 10 đầu ngón tay cào vào da đầu từ trước ra sau gáy theo 3 lượt:

  • Lượt 1: Cào sát bờ tai hai bên, từ phía trước vòng ra sau tai xuống gáy.
  • Lượt 2: Cào từ trên hai góc trán thẳng lên đầu rồi vòng ra phía sau gáy.
  • Lượt 3: Cào từ giữa trán thẳng lên đỉnh đầu rồi vòng đến chân gáy.

chua-phong-te-thap-bang-khi-cong-y-dao-2

Tần suất thực hiệnMỗi lần cào 3 lượt như trên. Tiếp tục cào thêm 20 lần từ nhẹ đến mạnh.

Thời gian: từ  2-3 phút

Mục đích: Kích thích hệ thống thần kinh, thông huyết tắc trên đầu, điều chỉnh chức năng khí hóa của tạng phủ, giảm đau, an thần.

2- Hà đồ lạc thư

(Cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn)

3- Tập các thế động công

Mục đích: Tuần hoàn khí huyết, làm thông mạch nhâm đốc, mở vòng tiểu chu thiên giúp bệnh nhân dùng khí lực để chữa bệnh.

Các động tác: vỗ tay 4 nhịp, đứng lên ngồi xuống, cúi ngửa, xoay mình, dậm chân hát…

4- Vuốt – ấn huyệt

  • Người bệnh nằm sấp: vuốt Bối duy huyệt từ Bát liêu đến Đại chùy (36 lần. Sau đó ấn huyệt Tam tiêu du (18 lần) ⇒ Cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
  • Người bệnh nằm ngửa: Vuốt huyệt từ Cửu vĩ đến Quan nguyên (36 lần).
  • Người bệnh nằm sấp: bơm khí ép thận ⇒ Cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
  • Vuốt vòng chân khí tay chân (12 đường kinh) theo cơ sở.

5- Nạp khí trung tiêu

  • Người bệnh nằm ngửa, hai bàn tay để chồng lên nhau, đặt dưới xương ức (Đan điền thần).
  • (Nam: tay trái để dưới tay phải; Nữ: ngược lại)
  • Hai chân giơ thẳng và đưa lên cao khỏi mặt giường 45 độ trong khoảng 1 phút.  Đồng thời, cuốn lưỡi và ngậm miệng, hít thở tự nhiên bằng mũi trong suốt thời gian tập.
  • Sau khi hết 1 phút thì đặt chân xuống, vẫn cuốn lưỡi và ngậm miệng, tay vẫn để ở Đan điền thần.
  • Nằm thư giãn theo dõi hơi thở đang nhồi lên nhồi xuống ở bụng do mình vừa nạp khí đến khi hơi thở nhồi hết.

Mục đích: Chuyển khí vào bụng, đưa oxy vào các tạng và kích thích các tạng đảo thải độc tố lâu ngày.

Tần suất thực hiện: Thực hiện bài tập 5 lần liên tiếp.

6- Bài tập kéo ép gối thở ra làm mềm bụng

chua-phong-te-thap-bang-khi-cong-y-dao-3

Chú ý:

  • Thở ra thì bụng phải xẹp xuống sâu và mềm, không gồng.
  • Thở ra bằng miệng (Áp huyết cao – thở ra bằng miệng / Áp huyết thấp – thở ra bằng mũi).
  • Cứ thay phiên đổi chân (bên chân phải 1 lần xong chân bên trái 1 lần).
  • Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay, đầu gối thì tập mỗi ngày ít nhất 200 lần.

7- Tập thở khí công

Cơ bản: 

  • Người bệnh nằm hoặc ngồi, cuốn lưỡi ngậm miệng.
  • Hít vào thì tưởng tượng khí đang vào từ huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, xuống dần đến Đan điền.
  • Giữ hơi thở cho đến khi thở ra thì tưởng tượng khí chạy tung ra khắp người, đặc biệt là đến những chỗ khớp đang bị đau nhức.

Tập thở bụng:

Người bệnh nằm ngửa, đếm theo “phồng xẹp”, thở chậm và giữ hơi thở lâu, hít vào thì phồng, thở ra thì xẹp.

chua-phong-te-thap-bang-khi-cong-y-dao-4

8- Điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt

Chế độ ăn uống:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, bông cải xanh, đậu hũ, đậu nành, mè đen….
  • Các món bao tử heo nấu với gừng hoặc thận chưng cách thủy với hạt tiêu…

Sinh hoạt:

Tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, uống rượu bia…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *