Trang Chủ » Viêm khớp dạng thấp » Chữa dứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam
Chữa dứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam
Đau khớp, sưng khớp, cứng khớp gây hạn chế vận động là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp khiến không ít người bệnh cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Để giảm thiểu các cơn đau do bệnh viêm khớp dạng thấp, ngoài việc dùng các loại thuốc giảm đau trường kỳ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam có nguồn gốc từ các thảo dược tự nhiên để giảm bớt tác dụng phụ đối với cơ thể.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam
Trong Y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tý, thể hiện rõ nhất khi khi thời tiết thay đổi, ẩm ướt, lạnh lẽo. Phong và thấp là hai yếu tố gây bệnh thường đi kèm với các chứng viêm khớp mạn tính. Khi Can, Thận và Tỳ Vị bị hư tổn và suy yếu thì phong hàn thấp sẽ thừa cơ xâm nhập và gây bệnh, khiến chân tay bị đau nhức và cử động khó khăn.

Từ đó, Y học cổ truyền cũng chia viêm khớp dạng thấp thành 2 thể bệnh là viêm khớp dạng thấp thể cấp tính và thể mạn tính với các triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Để chữa viêm khớp dạng thấp, cần phải bồi bổ Can, Thận, sơ phong, tán thấp kết hợp với kiện Tỳ, bổ khí với các bài thuốc riêng cho từng thể bệnh. Hãy cùng tham khảo một số cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam trong dân gian sau đây nhé.
#1-Chữa viêm khớp dạng thấp thể cấp tính bằng thuốc nam
- Triệu chứng: Sưng đau khớp khiến người bệnh bị sốt, cả người mệt mỏi, một số trường hợp kèm theo đau họng, viêm họng. Khi thời tiết lạnh và ẩm ướt thì càng sưng đau khớp nhiều hơn.
- Phép trị: Khu phong, tán hàn, chỉ thống, chống sưng viêm.
- Bài thuốc điều trị:
– Bài 1: Kê huyết đằng 20g, tang ký sinh 16g, ngải diệp 16g, ngũ gia bì 16g, tất bát 12g, xuyên khung 10g, thiên niên kiện 10g, cỏ xước 10g, cẩu tích 10g, quế 8g. Cho các vị thuốc vào ấm sắc với nước, chia thuốc uống 3 lần/ngày. Mỗi ngày 1 thang.

– Bài 2: 24g ngũ gia bì, 24g nam tục đoạn, 24g kê huyết đằng, 24g ngải diệp, 24g xa tiền thảo, 24g cối xay, 24g đơn hoa, 24g trinh nữ. Cho các vị thuốc vào ấm sắc với nước, sắc 3 lần chia thuốc uống 3 lần/ngày. Mỗi ngày 1 thang.
– Bài 3: Đem 15-20g dây đau xương đã được sao vàng và hạ thổ sắc với nước uống hết trong ngày. Thực hiện đều đặn đến khi khỏi bệnh.
– Bài 4: 20g ngũ gia bì, 20g tục đoạn, 20g thiên niên kiện, 20g đỗ trọng, 20g quế chi, 20g thổ phục linh, 20g mộc qua, 20g hà thủ ô, 20g ngưu tất. Đem thuốc ngâm với 2 lít rượu trắng từ 2 tuần trở lên. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ khoảng 30ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.
#2-Chữa viêm khớp dạng thấp thể mạn tính bằng thuốc nam
- Triệu chứng: Đau nhức khớp nhưng không sưng ổ khớp, người không còn sốt nhưng đau có thể tăng mạnh khi thời tiết thay đổi, kèm theo cứng khớp gây ảnh hưởng đến vận động.
- Phép trị: là bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam giúp bài trừ phong thấp, bồi bổ can thận và dưỡng huyết.
- Bài thuốc điều trị:
– Bài 1: Nam tục đoạn 20g, đinh lăng 20g, trinh nữ 20g, kê huyết đằng 20g, hy thiêm 20g, bưởi bung 20g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thiên niên kiện 10g, quế 8g. Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, chia thuốc uống 3 lần/ngày. Thực hiện liên tục từ 2-3 tuần.

– Bài 2: tang ký sinh 24g, sinh địa 20g, đương quy 16g, đỗ trọng 16g, phục linh 16g, tần cửu 16g, đảng sâm 16g, ngưu tất 8g, phòng phong 8g, độc hoạt 8g, xuyên khung 8g, quế chi 8g, bạch thược 8g, cam thảo 4g, tế tân 4g. Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang hoặc ngâm với 2 lít rượu uống.
– Bài 3: Trinh nữ 20g, thổ phục linh 20g, kê huyết đằng 20g, hà thủ ô chế 16g, kinh giới 16g, ngải diệp 16g, xương bồ 16g, tất bát 12g, đương quy 12g, chích thảo 12g. Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, chia thuốc uống 3 lần/ngày.
Thêm: tía tô 12g, cát cánh 12g, hậu phác 10g, bán hạ 10g nếu ho có đờm, khó thở; bạch truật 16g, lương khương 12g và sơn thù 10g nếu bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa; viễn chí 12g, hắc táo nhân 16g, lạc tiên 20g nếu đau nhức không ngủ được; sinh khương 6g, nhân sâm 10g, hoàng kỳ 16g, đại táo 5 quả nếu cơ thể bị suy nhược, ăn uống kém.
#3- Kết hợp các bài thuốc chườm và ngâm
Trong những lúc thời tiết thay đổi, lạnh lẻo và ẩm ướt khiến cơn đau nhức khớp tăng lên thì người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc chườm đắp bên ngoài để giúp tan huyết ứ và giảm đau tốt hơn. Kết hợp cùng các bài thuốc uống sẽ cho hiệu quả cao.

- Bài 1: Cho 1 muỗng bột gừng vào trong chậu nước nóng hoặc bồn tắm nước có độ nóng vừa đủ rồi ngâm người khoảng 10-15 phút.
- Bài 2: Cho gừng tươi, lá ngải cứu (hoặc lá lốt), lá ngủ trảo với liều lượng bằng nhau đem rửa sạch và giã nát, thêm chút rượu rồi xào nóng. Cho thuốc vào túi vải rồi chườm lên khớp bị đau. Không chườm nóng nếu khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau.
- Bài 3: Đem lá ngải cứu, hành cả củ rễ và gừng đã gọt vỏ đem rửa sạch rồi giã nát, cho rượu vào rồi xào nóng. Đắp thuốc lên chỗ bị đau rồi lấy lá thầu dầu đắp lại. Thực hiện từ 5-6 lần trong ngày, liên tục cho đến khi khớp hết sưng đau.
- Bài 4: Xương bồ 30g, bạch chỉ 24g, thiên niên kiện 20g, trần bì 20g, hoa hồi 20g, xuyên khung 20g, cao lương khương 20g, quế 20g, tô mộc 20g, gừng khô 20g. Đem thuốc cắt nhỏ rồi ngâm với rượu 10 ngày. Dùng rượu thuốc này xoa lên khớp bị sưng đau.
Mong rằng với những chia sẻ về những cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam, sử dụng những cây thuốc quanh nhà sẽ giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng.
Chúc bạn sức khỏe
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!