Bệnh viêm khớp cùng chậu được xem là một trong những bệnh lý xương khớp gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Các khớp tại vùng chậu giúp nối giữa phần sau của xương chậu với đoạn xương cùng của cột sống. Điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp cùng chậu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm chú ý. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về viêm khớp cùng chậu cũng như hướng điều trị hiệu quả.
chua-dut-diem-benh-viem-khop-cung-chau-that-don-gian-3

Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chúng ta mắc bệnh. Những nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Quá trình mang thai và sinh nở.
  • Nhiễm khuẩn gây viêm khớp cùng chậu.
  • Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.

 

Triệu chứng thường gặp khi bị viêm khớp cùng chậu

Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp vùng chậu như:

  • Đau vùng thắt lưng cùng.
  • Giữa hai mông có cảm giác đau.
  • Vùng chậu hông xuất hiện những cơn đau.

Những triệu chứng viêm khớp cùng chậu dễ nhầm với bệnh đau thần kinh tọa, căng cứng cơ và thoát vị đĩa đệm. Viêm khớp cùng chậu thường gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài gây khó chịu cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống. Trong những sinh hoạt thường ngày, bệnh nhân đều có thể gặp phải những cơn đau khó chịu, dù là những vận động nhẹ. Bệnh nhân khó cúi người, xoay trở sang hai bên cũng như ngồi trong thời gian dài.

chua-dut-diem-benh-viem-khop-cung-chau-that-don-gian-1

Tác hại của viêm khớp cùng chậu

Tình trạng đau kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân mất ngủ, lo lắng. Các cơ tại khu vực bị đau ít được vận động cũng có thể gây ra tình trạng teo cơ. Phụ nữ bị viêm khớp cùng chậu khi đang mang thai có thể gặp rất nhiều đau đớn, thường không thể sinh thường do đường đi qua vùng chậu bị hẹp và có nhiều tổn thương.

chua-dut-diem-benh-viem-khop-cung-chau-that-don-gian-5

Điều trị viêm khớp cùng chậu

Những phương pháp điều trị viêm khớp vùng chậu phổ biến hiện nay thường dùng các kháng sinh có hoạt phổ rộng. Bác sĩ có thể chỉ định phối hợp các loại kháng sinh:

  • Roxithromicine.
  • Clindamycine.
  • Gentamycine

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định:

  • Cefotaxime.
  • Metronidazole.
  • Azithromycine.

Bệnh nhân có thể được tiêm thuốc kháng viêm, giảm đau, các thuốc có corticoid tại vùng khớp cùng chậu. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần tích cực áp dụng các biện pháp thể dục, vận động để đẩy lùi bệnh. Điều này giúp ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu đến vận động của bệnh nhân sau điều trị.

chua-dut-diem-benh-viem-khop-cung-chau-that-don-gian-6

Phòng bệnh viêm khớp cùng chậu

Có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Khi có tổn thương đáy chậu, niệu đạo, bệnh nhân cần thăm khám và xử lí ngay.
  • Uống đủ nước để phòng ngừa các bệnh tiết niệu. Đặc biệt là vào mùa nắng.
  • Bệnh nhân mắc bệnh viêm đại trực tràng cần nhanh chóng điều trị tích cực.
  • Thăm khám và điều trị các bệnh tiết niệu, tránh ảnh hưởng đến vùng chậu. (viêm niệu đạo, bàng quang, thận,…
  • Bệnh nhân nữ mắc viêm âm đạo, âm hộ, bệnh ý về tử cung cần thăm khám và điều trị dứt điểm.
  • Giữ vệ sinh tốt khi hành kinh (đối với nữ giới).

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp cùng chậu cũng như những biện pháp điều trị tích cực để bệnh nhanh chóng hồi phục. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin tham khảo cần thiết cũng như hướng điều trị để đẩy lùi bệnh viêm khớp cùng chậu một cách hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *