Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Chữa đau nhức gót chân bằng phương pháp bấm huyệt
Chữa đau nhức gót chân bằng phương pháp bấm huyệt
Triệu chứng đau nhức gót chân có thể được cải thiện nhanh chóng nhờ các động tác xoa bóp bấm huyệt đơn giản. Chỉ cần tham khảo theo các hướng dẫn mà daumoixuongkhop.net chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn có thể tự chữa đau nhức gót chân bằng phương pháp bấm huyệt ngay tại nhà.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức gót chân
Đau nhức gót chân là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi. Khi bị đau nhức gót chân, bệnh nhân thường có cảm giác đau vùng mặt dưới gót chân mỗi khi thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng. Đa số, người bệnh cảm thấy đau nhiều vào buổi sáng thức dậy, khi bước chân xuống giường, chỉ khi cố nén đau để đi lại một lúc thì mới thấy đỡ. Nguyên nhân dẫn đến chứng đau nhức gót chân được cho là do các nguyên nhân sau đây:
– Viêm cân gan chân, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân…
– Viêm gân gót (viêm gân Achille), viêm màng gân cơ bàn chân, viêm bao hoạt dịch gân gót. (Xem thêm: Viêm bao hoạt dịch gân gót chân và cách xử lý)
– Chấn thương vùng gan chân do đi lại nhiều, đi lại trên nền cứng không bằng phẳng, dẫm phải sỏi đá..
Đau nhức gót chân gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của bàn chân và nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách và dứt điểm có thể tiến triển thành mạn tính và hạn chế đi lại.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
Chữa đau nhức gót chân bằng phương pháp bấm huyệt
Bàn chân có mối liên quan mật thiết và được xem là nơi phản ánh tình trạng sức khỏe chúng ta. Điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và ống thần kinh nằm tại bàn chân nên việc xoa bóp bấm huyệt ở bàn chân sẽ giúp thư giãn cơ gân và dây thần kinh, làm dịu các cơn đau và giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Cách bấm huyệt chữa đau nhức gót chân được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định điểm đau và bấm huyệt Dũng tuyền
Vị trí huyệt Dũng tuyền: Điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 và điểm giữa bờ sau của gót chân, nằm trong chỗ lõm của gan bàn chân.
Đầu tiên, bạn dùng tay ấn nhẹ lên vùng gót chân để xác định xem điểm nào là đau nhất. Sau đó, dùng ngón cái day điểm này từ ngoài vào trong, lực từ nhẹ đến mạn theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút.Tiếp tục dùng ngón cái bấm với lực vừa phải trong 1 phút. Cuối cùng, day ấn huyệt Dũng tuyền trong 1 phút.
Trước khi bấm huyệt, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút để giúp thư giãn chân và cho hiệu quả cao hơn sau khi bấm huyệt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:
Bước 2: Day bấm huyệt Phong trì
Vị trí huyệt Phong trì: Nằm ở trong góc lõm được tạo thành bởi đáy hộp sọ và bờ ngoài khối cơ phía sau cổ (cơ thang), mỗi bên có một huyệt.
Bạn dùng tay day bấm huyệt Phong trì trong khoảng 5 phút để giúp khí huyết lưu thông, tuần hoàn máu xuống bàn chân thuận lợi và giảm đau gót chân nhanh chóng.
Bước 3: Day bấm huyệt Túc căn
Vị trí huyệt Túc căn: Từ giữa nếp gấp cổ tay đo lên 8 phân.
Huyệt Túc căn là huyệt vị đặc trị chứng đau gót chân do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra. Sau khi xác định được huyệt Túc căn, bạn day và bấm huyệt này trong 5 phút. Đau gót chân nhẹ thì day bấm 1-2 lần sẽ hết, trường hợp nặng phải thực hiện hàng ngày trong 1-2 tuần mới từ từ thuyên giảm.
Bước 4: Day ấn huyệt Thừa Sơn, Tam âm giao, Giải khê và Côn lôn
Vị trí huyệt:
- Thừa sơn: Nằm ở giữa bắp chân phía sau.
- Tam âm giao: Nằm ở phía trên đỉnh mắt cá trong 3 tấc, ngay sát bờ trong xương chày.
- Giải khê: Nằm ở chỗ lõm giữa nếp gấp cổ chân.
- Côn lôn: Nằm ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót.
TÌM HIỂU THÊM VỊ TRÍ CÁC HUYỆT TẠI ĐÂY:
Sau khi xác định được các huyệt, bạn thực hiện như sau:
– Dùng ngón cái ấn điểm đau từ 3-5 phút.
– Sau đó, dùng ngón cái day bấm lần lượt các huyệt Thừa sơn, Tam âm giao, Giải khê và Côn lôn, mỗi huyệt ấn khoảng 2-3 phút.
– Dùng tay miết từ 1/3 dưới cẳng chân đến gân gót chân, rồi dùng 3 ngón (cái, trỏ và giữa) day bóp gót chân.
– Xoay khớp mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại từ 3-5 phút.
– Dùng bàn tay xát vào phía trong, phía ngoài gót chân đến khi có cảm giác nóng lên thì ngừng.
– Cuối cùng, day điểm đau trong vòng nửa phút.
LƯU Ý:
Ngoài các phương pháp này, bệnh nhân có thể kết hợp với động tác dùng bàn chân bên này cọ xát vào gót chân, gân gót và lòng bàn chân của chân kia hoặc ngâm chân trong giấm chua đun ấm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!