Không chỉ gây cản trở vận động, bệnh phong tê thấp còn kéo theo những biến chứng cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến thần kinh, tim mạch, các tổ chức dưới da, gan, thận, phổi… Việc để bệnh phong tê thấp kéo dài không có biện pháp ngăn chặn và điều trị thích hợp có thể gây tàn phế cho người bệnh. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh phong tê thấp được các chuyên gia về đông y chia sẻ, sẽ giúp ích rất lớn cho việc điều trị bệnh phong tê thấp của bạn.

Theo y học hiện đại, phong tê thấp là căn bệnh viêm khớp xương, viêm dây thần kinh, phát tát cấp tính hoặc mạn tính trên toàn thân chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Phong tê thấp gây nhiễm trùng đường hô hấp, gây đau nhức xương khớp, sưng đỏ khớp kèm theo các hồng ban dưới da đồng thời ảnh hưởng đến trung khu thần kinh, tim mạch, phổi, thận…

Bệnh phong tê thấp

Theo Đông y, phong tê thấp còn được gọi là phong thấp hay tê thấp, thuộc phạm vi chứng Tý, nghĩa là bế tắc , khí khuyết ngưng đọng, không được lưu thông. Phong tê thấp xuất hiện là do Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt xâm nhập vào khi cơ thể bị suy yếu, gây tổn thương cơ nhục, xương khớp, huyết mạch và tâm, khiến khớp xương chân tay bị sưng đỏ và đau nhức, tê dại…Bệnh phong tê thấp thường khó chẩn đoán chính xác do các triệu chứng của bệnh thường biểu hiện dưới các bệnh lý đau vai gáy, đau lưng, viêm khớp chân tay, thoái hóa cột sống… Thông thường, phong tê thấp được chia thành 3 thể bệnh khác nhau là phong thấp, hàn thấp và tê thấp.

Bài thuốc chữa bệnh phong tê thấp bằng Đông y

Theo các bác sĩ Đông y, phong tê thấp được chia thành 3 thể bệnh khác nhau là phong thấp, hàn thấp và tê thấp. Tùy theo từng thể bệnh mà người bệnh có các dấu hiệu khác nhau với bài thuốc điều trị sau đây:

1- Thuốc chữa bệnh phong tê thấp thể phong thấp

  • Triệu chứng: Người bệnh đau nhức từ khớp này sang khớp khác, khó cử động khớp, mệt mỏi toàn thân, người buồn bực. Mạch phù.

Thuốc chữa bệnh phong thấp

  • Bài thuốc:

– Bài 1: Thổ phục  linh 20g, độc hoạt 16g, rễ cây xấu hổ 16g, vòi voi 16g, huyết đằng 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 12g, thiên niên kiện 10g.

– Bài 2: Thổ phục linh 16g, độc hoạt 16g, huyết đằng 16g, ngải diệp 16g, kinh giới 16g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, phòng phong 12g, ngưu tất 12g, bạch thược 12g, thục địa 10g.

– Bài 3: Tang ký sinh 16g, hy thiêm thảo 16g, cỏ xước 16g, kinh giới 16g, thương nhĩ tử 16g, rễ bưởi bung 12g, phòng phong 12g, thiên niên kiện 10g.

  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

2- Thuốc chữa bệnh phong tê thấp thể hàn thấp

  • Triệu chứng: Đau cố định tại một hay nhiều khớp, thời tiết càng chuyển lạnh thì càng đau nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, tay chân co cứng, khó vận động. Mạch khẩn, rêu lưỡi trắng.

Chữa bệnh phong tê thấp

  • Bài thuốc:

– Bài 1: Thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 16g, rễ cà gai leo 16g, thương nhĩ tử (sao) 16g, ngải diệp (sao) 16g, rễ cỏ xước 16g, rễ tất bát 12g, trần bì 10g, thiên niên kiện 10g, quế chi 10g.

– Bài 2: Trinh nữ 20g, cỏ xước 20g, thổ phục linh 16g, độc hoạt 16g, đơn hoa 16g, rễ cúc tần 12g, hà thủ ô (chế) 12g, tục đoạn 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g.

– Bài 3: Kê huyết đằng 16g, nam tục đoạn 16g, kinh giới 16g, thủ ô chế 16g, cỏ xước 16g, bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, độc hoạt 12g, xuyên khung 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 10g.

  • Cách dùng: 1 thang thuốc sắc với 1 lít nước còn lại 400ml, chia thuốc uống 2-3 lần/ngày khi còn ấm. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

3- Thuốc chữa bệnh phong tê thấp thể tê thấp

  • Triệu chứng: Người bệnh cảm thấy đau nhức kinh khủng và dai dẳng, da thịt bị tê bì gây khó khăn khi đi lại, khả năng nhận biết cảm giác ngày càng kém. Một số trường hợp có thể bị tê liệt một bên cơ thể. Mạch nhu hoãn.

Cách chữa bệnh phong thấp

  • Bài thuốc:

– Bài 1: Tang ký sinh 16g, huyết đằng 16g, ngũ gia bì 16g, kinh giới 16g, tế tân 16g, hà thủ ô (chế) 16g, phòng phong 12g, tất bát 12g, độc hoạt 12g,  xuyên khung 12g,   thiên niên kiện 10g, cam thảo 10g.

– Bài 2: Thổ phục linh 20g, ngải diệp 16g, rễ cỏ xước 16g,  rễ bưởi bung 16g, hà thủ ô (chế) 12g, lá lốt 12g, rễ cúc tần 12g, cà gai leo 12g, tục đoạn 12g, chích thảo 12g, thiên niên kiện 10g, quế chi 10g.

  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống khi còn ấm.
  • Kết hợp thuốc uống với bài thuốc chườm sau đây:

Đem 1 nắm cúc tần và 1 nắm ngải cứu rửa sạch, cho cả hai vị thuốc vào sao nóng chung với rượu rồi chườm vào các khớp bị đau nhức sưng viêm để giảm đau, giảm sưng, giúp kinh lạc thông suốt và phục hồi chức năng của các khớp xương.

Lưu ý khi điều trị bệnh phong tê thấp

Điều trị bệnh phong tê thấp là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Ngoài việc sử dụng các bài thuốc Đông y, bệnh nhân cần chú ý cải thiện lối sống, thay đổi các thói quen xấu, xây dựng các thói quen tốt và lành mạnh giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Cụ thể:

chia-se-bai-thuoc-chua-benh-phong-te-thap-bang-dong-y-7

1- Vận động hợp lý và thường xuyên 

Tập thể dục là biện pháp rèn luyện sức khỏe được các bác sĩ và thầy thuốc khuyến kích mọi người nên thực hiện mỗi ngày. Đối với người bị phong tê thấp, tập thể dục với một chế độ phù hợp với tình trạng cơ thể, bao gồm thời gian luyện tập và các động tác, bài tập  hớp lý sẽ giúp hệ cơ xương khớp được cải thiện tốt hơn,  giảm thiểu nguy cơ co cứng khớp và mất khả năng vận động. Các bài tập vận động tay, căng duỗi khớp, tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội,… được cho là có hiệu quả đối với người bị phong tê thấp.

2- Chế độ ăn uống phù hợp

Người bị phong thấp nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C, vitamin E từ xương sụn và gân động vật, thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả, uống nhiều nước…  Ăn uống đủ chất sẽ giúp tăng cường dưỡng chất nuôi xương khớp, tăng sản sinh dịch bôi trơn khớp, giúp xương khớp hoạt động linh hoạt và dẻo dai, giảm đau nhức và làm chậm tiến trình thoái hóa.

Chữa bệnh phong tê thấp bằng Đông y với các thành phần thảo dược thiên nhiên là phương pháp điều trị an toàn và giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh. Để điều trị phong tê thấp bằng thuốc Đông y, bệnh nhân phải được thầy thuốc thăm khám và bắt mạch cụ thể để chẩn đoán chính xác thể bệnh và chỉ định bài thuốc phù hợp.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt  đối các yêu cầu của thầy thuốc và kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày để thuốc ngấm sâu và phát huy tác dụng hiệu quả. Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp và sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Đồng thời giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh, tập luyện các bài thể dục phù hợp với người bị phong tê thấp để tăng cường sức khỏe đối phó với bệnh tật.

Tìm hiểu thêm

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *