Chi phí mổ nội soi dây chằng đầu gối khoảng bao nhiêu tiền ?
THẮC MẮC:
Chào bác sĩ,
Tôi đá bóng bị chấn thương ở đầu gối chân trái. Tôi đi khám và chụp MRI thì bác sĩ kết luận bị đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm độ 3. Bác sĩ khuyên nên mổ nội soi dây chằng đầu gối nhưng em lo không đủ khả năng kinh tế. Xin hỏi chi phí mổ nội soi dây chằng đầu gối khoảng bao nhiêu tiền ạ? Phẫu thuật này có nguy hiểm không, bao lâu thì em đi đứng bình thường? Em cảm ơn bác sĩ.
(Nguyễn Duy Hưng, TP.HCM)
GIẢI ĐÁP:
Bạn Hưng thân mến,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ thắc mắc của mình với daumoixuongkhop.net nhé!
Đứt dây chằng chéo trước hay đứt dây chằng đầu gối là một chấn thương thường gặp trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do va chạm, té ngã, tai nạn… Đứt dây chằng đầu gối có hai trường hợp:
– Dứt dây chằng đầu gối cấp tính: Thường gặp trong chấn thương thể thao, bệnh nhân bị đau và sưng to gối sau chấn thương, không thể chạy nhảy.
– Đứt dây chằng đầu gối đã lâu: Bệnh nhân không còn đau nhiều nhưng thay vào đó là biểu hiện lỏng khớp gối mãn tính, chân có cảm giác bán trật ra ngoài khi hoạt động, cơ tứ đầu đùi teo nhanh và có nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Chi phí mổ nội soi dây chằng đầu gối khoảng bao nhiêu tiền ?
Để khắc phục chứng đứt dây chằng chéo trước, phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật dây chằng đầu gối bằng phương pháp nội soi. Chi phí phẫu thuật dây chằng đầu gối tùy thuộc vào tình hình chấn thương của bệnh nhân và tùy theo bệnh viện thực hiện cuộc phẫu thuật.
Chi phí phí mổ nội soi dây chằng đầu gối bao gồm 2 phần sau:
1- Viện phí:
Viện phí bao gồm các chi phí như: xét nghiệm, thuốc men, nằm viện, công chẫu thuật, thay băng, số ngày nằm viện và các dịch vụ khác (nằm phòng riêng, phòng bệnh VIP…). Các chi phí này cũng phụ thuộc vào cơ sở thực hiện phẫu thuật nên mỗi nơi sẽ không giống nhau.
Thông thường, bệnh nhân phải nằm viện trung bình 3 ngày + 2 đêm để thực hiện phẫu thuật nội soi dây chằng đầu gối.
⇒ Như vậy, chi phí cho khoản Viện phí mổ nội soi dây chằng đầu gối vào khoảng 12-25 triệu đồng.
2- Chi phí cho trang thiết bị phẫu thuật
Chi phí này bao gồm: máy nội soi, lưỡi đốt RF , lưỡi bào khớp (Shaver), dây tiếp nước Nội soi, IMPLANT như ốc vít, vòng treo cố định dây chằng, chỉ bện gân…
Tùy thuộc vào phương pháp mổ, tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ phẫu thuật mà IMPLANT có thể sẽ nhiều hoặc ít trong quá trình phẫu thuật. Giá của các trang thiết bị này cũng không có chênh lệch lớn giữa các công ty cung cấp trang thiết bị y tế.

⇒ Như vậy, chi phí cho trang thiết bị phẫu thuật sẽ rơi vào khoảng 20-26 triệu đồng (với hàng chính hãng nhập khẩu).
Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý, chi phí mổ nội soi dây chằng đầu gối cũng còn phụ thuộc vào loại chất liệu thay thế. Phải xem người bệnh sử dụng gân tự thân (gân của chính bệnh nhân) hay gân đồng loại (gân của người khác). Nếu là gân tự thân thì chi phí cho 1 lần mổ nội soi dây chằng dầu gối là khoảng 32 – 34 triệu đồng. Ngược lại, nếu thay bằng gân đồng loại thì chi phí có thể tăng lên thêm ít nhất là 27 triệu đồng cho 1 dây chằng chéo trước và thêm 50 triệu cho 2 dây chằng chéo trước cần tái tạo.
Nói tóm lại, tổng chi phí cho một cuộc phẫu thuật nội soi dây chằng đầu gối trung bình là từ 40 đến 60 triệu đồng. Bệnh nhân cũng nên lưu ý, chi phí này chỉ mang tính tham khảo, chi phí mổ nội soi dây chằng đầu gối có thể thay đổi tùy theo từng bệnh viện, bác sĩ phẫu thuật, thời điểm giá của trang thiết bị (Implant) và phương pháp phẫu thuật …
Mổ nội soi dây chằng đầu gối là một phẫu thuật khá an toàn và ít để lại biến chứng. Khoảng 2 tháng sau mổ, dây chằng chéo trước sẽ trở về biên độ vận động ban đầu, chỉ một số ít trường hợp có thời gian hồi phục lâu hơn. Tuy nhiên, để tránh các nguy cơ về biến chứng, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở phẫu thuật uy tín và chất lượng để thực hiện. Đồng thời, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau khu mổ để giúp dây chằng khớp gối phục hồi một cách tốt nhất nhé.
MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN VỀ DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI BẠN NÊN TÌM HIỂU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!