Chấn thương vai khi tập gym rất thường xảy ra khi tập luyện không đúng kỹ thuật hoặc vận động quá tải trong thời gian dài. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây đau kéo dài, hạn chế vận động khớp vai. Vậy, bị chấn thương vai khi tập gym phải làm sao ? Các hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn 

Các chấn thương vai thường gặp khi tập gym

Khớp vai có khung xương được cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai và chỏm xương cánh tay tạo thành khớp cùng-đòn và khớp ổ chảo-cánh tay. Các khớp này được giữ vừng bằng các dây chằng, bao khớp và gân cơ, giúp khớp vai hoạt động linh hoạt, uyển chuyển.

chan-thuong-vai-khi-tap-gym-phai-lam-sao-1

Cấu tạo khớp vai

Trong khi tập gym, chơi thể thao, khớp vai thường thực hiện khá nhiều động tác nên có khả năng bị chấn thương rất cao. Các chấn thương vai thường gặp bao gồm:

  • Chấn thương phần mềm, tụ máu bầm
  • Gãy, nứt xương (gãy xương đòn, xương cánh tay…)
  • Trật khớp, dãn dây chằng
  • Viêm, rách gân cơ xoay
  • Viêm bao hoạt dịch

Nguyên nhân gây chấn thương vai có thể là do tập luyện không đúng kỹ thuật, khởi động không kỹ, thể lực cơ bắp không đủ, vận động khớp vai quá mức một thời gian dài… Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, chấn thương kéo dài sẽ chuyển sang mạn tính, viêm khớp vai, hạn chế vận động vai và khó hồi phục.

Chấn thương vai khi tập gym phải làm sao ?

Trường hợp 1

chan-thuong-vai-khi-tap-gym-phai-lam-sao-2

Chấn thương trật khớp vai 

Với những chấn thương trật khớp, nứt xương, gãy xương, viêm gân, viêm hoạt dịch… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để được chụp X-quang, chẩn đoán và xử trí đúng cách, giúp xương nhanh lành và các khớp hoạt động trơn tru. Tránh tự ý xử lý hoặc kéo dài có thể để lại di chứng nặng như xương không lành, lệch xương hoặc lỏng khớp…

Nếu ở TP.HCM, bạn có thể tham khảo bài viết TP.HCM bệnh viện nào khám đau vai tốt nhất ? để đi khám và điều trị.

Trường hợp 2

Với các chấn thương vai do chấn thương phần mềm, tụ máu bầm, đau vai mức độ vừa, người bệnh có thể tự xử lý tại chỗ bằng cách:

  • Chườm đá lên vùng vai đau từ 2-3 lần trong ngày, mỗi lần chườm khoảng 15 phút.
  • Tắm nước ấm nóng hoặc ngâm mình trong nước ấm.
  • Dùng gel kháng viêm, giảm đau nhanh để thoa lên vùng vai đau từ 2-3 lần/ngày để giảm sưng, giảm đau và làm tan máu bầm.
  • Kết hợp uống thuốc kháng viêm giảm đau (bác sĩ kê toa)
  • Trường hợp đau nhiều thì nên treo tay lên.
  • Chú ý tư thế ngủ tránh ngủ đè lên vai đau.
  • Tập luyện các bài kéo giãn nhóm cơ vùng khuỷu, vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai.

chan-thuong-vai-khi-tap-gym-phai-lam-sao-3

Chấn thương vai khi tập gym phải làm sao ?

Tham khảo thêm: Bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy

Chú ý:  

images Không nên: 

  • Xoa bóp dầu nóng hoặc rượu thuốc vào vùng vai bị đau vì sẽ gây sưng nề và tụ máu bầm vùng gân tổn thương.
  • Nắn sửa khớp không đúng cách khiến rách gân nặng thêm.
  • Tiếp tục tập luyện khiến rách gân nặng hoặc ra máu bầm nhiều.

images Nên:

Nên nghỉ ngơi và nghỉ tập từ 3 ngày – 1 tuần để giảm đau và giúp khớp phục hồi tốt. Nếu sau 1 tuần mà vẫn còn thấy đau thì nên đến bệnh viện thăm khám cụ thể và chữa trị đúng cách.

Sau khi hồi phục chấn thương khớp vai, luyện tập trở lại, bệnh nhân cần chú ý khới động và làm nóng kỹ trước khi tập. Điều chỉnh các kỹ thuật và động tác tập luyện đạt chuẩn. Chú ý tập thể lực và độ bền toàn thân. Tập tăng sức mạnh gân cơ và độ dẻo dai của vùng cơ vai bằng các bài tập kéo dãn. Đồng thời, chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để tăng cường thể lực và sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *