Tìm hiểu cấu tạo và vị trí của dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa có chức năng và nhiệm vụ gì đối với cơ thể con người? Nắm được các đặc điểm giải phẫu và sinh lý của dây thần kinh tọa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ phần nào về các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh này.

Dây thần kinh tọa là gì ? 

cau-tao-va-vi-tri-cua-day-kinh-toa-1

Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to và được xem là dây thần kinh dài nhất cơ thể. Dây thần kinh tọa được tạo thành bởi các rễ thần kinh: rễ thần kinh thắt lưng 4 (L4), rễ thần kinh thắt lư­ng 5 (L5), dây cùng 1 (S1), rễ cùng 2 (S2), rễ cùng 3 (S3) thuộc đám rối thần kinh thắt lưng cùng, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Hai bên chân trái và phải đều có dây thần kinh tọa để điều khiển tương ứng mỗi bên. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối cảm giác, vận động dinh dưỡng và nuôi dưỡng các khu vực mà nó đi qua nên là dây thần kinh rất quan trọng của cơ thể.

Cấu tạo và vị trí của dây thần kinh tọa

cau-tao-va-vi-tri-cua-day-kinh-toa-2

Tại khung chậu nhỏ, dây thần kinh tọa nằm trước cơ lê rồi chui dưới cơ lê qua lỗ mẻ hông to vào vùng mông. Trong khung chậu, dây thần kinh tọa nằm trước khớp cùng chậu. Ra ngoài khung chậu, dây thần kinh tọa đi qua khoảng giữa của mấu chuyển lớn của xương đùi và ụ ngồi để xuống vùng đùi. Khi xuống vùng đùi, thuộc chi dưới, dây thần kinh tọa chạy dọc sau mặt đùi xuống khoeo chân rồi phân thành 2 nhánh hông khoeo là dây thần kinh hông khoeo trong và dây thần kinh hông khoeo ngoài ở đỉnh trên của khoeo chân.

  • Hông khoeo trong (dây chày): các sợi thuộc rễ S1 chạy đến mắt cá chân trong, xuống gan bàn chân và đến ngón chân út.
  • Hông khoeo ngoài (dây mác chung): các sợi thuộc rễ L5, xuống mu bàn chân và đến tận ngón chân cái.

Hai nhánh dây thần kinh hông khoeo trong và hông khoeo ngoài đều nằm trong cùng 1 bao xơ, đến đỉnh trám khoeo thì mới chia đôi hoặc có thể chia đôi trước khi đến trám khoeo hoặc không dính nhau.

Chức năng của dây thần kinh toạ 

Chức năng của dây thần kinh tọa là chi phối các vận động ở chân như đá chân, gấp duỗi háng, gấp đầu gối, ngồi xổm, xoay cổ chân, gấp bàn chân, nghiêng bàn chân, kiễng gót hoặc ngón chân hay phối hợp thực hiện các động tác di chuyển, đi, đứng, ngồi của hai chân. Bên cạnh đó, dây thân kinh tọa còn có chức năng chi phối cảm giác của hai chân.

cau-tao-va-vi-tri-cua-day-kinh-toa-3

Mỗi phân nhánh dây thần kinh hông khoeo đều có nhiệm vụ riêng. Đối với nhánh hông khoeo ngoài (dây mác chung – rễ L5), nhánh này có nhiệm vụ chi phối vận động các cơ ở cẳng chân trước và ngoài. Cụ thể là thực hiện một số động tác như duỗi ngón chân, gập bàn chân, đi bằng gót chân. Đồng thời, nó cũng chi phối cảm giác ở một phần sau đùi, trước ngoài cẳng chân, ngón chân cái và các ngón lân cận. Trong khi nhánh hông khoeo trong (dây chày – rễ cùng S1) lại có trách nhiệm chi phối các vận động ở cơ cẳng chân sau như gập ngón chân, duỗi bàn chân, đi bằng ngón chân. Nó cũng có chức năng chi phối cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn chân và khoảng 2/3 gan bàn chân phía ngoài.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh rất quan trọng trong cơ thể con người. Tổn thương dây thần kinh tọa có thể gây Đau dây thần kinh tọa và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động và khả năng cảm giác của chi dưới. Vì vậy, việc tìm hiểu cấu tạo và vị trí của dây thần kinh tọa, cũng như chức năng của nó giúp lý giải được nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *