Trang Chủ » Kiến Thức Bệnh Học » Cần phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Cần phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là hai căn bệnh viêm khớp phổ biến và thường gặp nhất hiện nay. Vì có một vài điểm chung về triệu chứng nên hai căn bệnh này thường bị chẩn đoán chung chung và khá mơ hồ trong cùng một bệnh lý. Dẫn đến điều trị không đúng phương pháp và không đạt hiệu quả như mong muốn. Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp với những điểm đặc trưng sau đây sẽ giúp bạn nhận biết chính xác căn bệnh mà mình đang gặp phải.
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh viêm khớp mạn tính do hệ thống miễn dịch của cơ thể sản sinh các kháng thể tấn công vào các tế bào và mô khỏe mạnh trong cơ thể, chủ yếu là màng hoạt dịch khớp; gây viêm và phá hủy dần sụn khớp cùng xương dưới sụn, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp còn được gọi là viêm xương khớp, xảy ra do tổn thương thoái hóa sụn khớp, sụn khớp bị khô xơ và hao mòn do thiếu chất dịch nuôi dưỡng, dẫn đến khô khớp và khiến các đầu xương dưới sụn bị cọ sát vào nhau khi cử động khớp, gây đau và hạn chế vận động.
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP |
THOÁI HÓA KHỚP |
– Tỉ lệ bệnh: chiếm 5% các bệnh cơ xương khớp và 10% các bệnh viêm khớp. – Cơ chế bệnh sinh: bệnh tự miễn do rối loạn hệ thống miễn dịch; yếu tố cơ địa, yếu tố di truyền, chấn thương, nhiễm trùng, stress… tác động. – Đặc trưng: viêm màng hoạt dịch ở các khớp nhỏ ở hai bàn tay như khớp bàn, khớp ngón tay, khớp cổ tay, tồn thương khớp có tính chất đối xứng. Sau dần tổn thương đến tất cả các khớp, dẫn đến phá hủy sụn khớp, xương dưới dụn, gân cơ, dây chằng và toàn bộ khớp. – Dấu hiệu ở khớp: sưng, nóng, đỏ và đau khớp kèm theo tràn dịch khớp, dấu hiệu teo cơ, dính khớp, cứng khớp và biến dạng khớp. Cứng khớp kéo dài hơn so với thoái hóa khớp. – Triệu chứng toàn thân: người gầy sụt, xanh xao, mệt mỏi, thiếu máy, suy nhược. – Diễn biến và hậu quả của viêm khớp dạng thấp: diễn biến nhanh và nặng nề hơn, gây đau đớn và dẫn đến tàn phế. Nguy cơ bị loãng xương, loét đường tiêu hóa, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành. |
– Tỉ lệ bệnh: chiếm 30% các bệnh cơ xương khớp chiếm 50% các bệnh viêm khớp. – Cơ chế bệnh sinh: do quá trình lão hóa cơ thể khi tuổi tác tăng cao; các yếu tố di truyền, chấn thương do lao động, tư thế sinh hoạt không phù hợp… thúc đẩy. – Đặc trưng: sụn khớp bị thoái hóa dẫn đến hư hại và hao mòn khiến xương dưới sụn bị viêm và bị khuyết xương, dẫn đến sự lắng tụ canxi hình thành gai xương. Các khớp bị tổn thương là khớp lớn, thường xuyên chịu lực như khớp gối, khớp háng, cột sống, khớp vai. – Dấu hiệu ở khớp: sưng khớp, đau khớp, phát ra âm thanh khi cử động khớp, hạn chế vận động, phì đại đầu xương, lệch trục khớp. Cứng khớp không quá 30 phút. – Triệu chứng toàn thân: ít có dấu hiệu toàn thân so với viêm khớp dạng thấp. – Diễn biến và hậu quả của thoái hóa khớp: diễn tiến bệnh chậm và tăng dần theo tuổi tác, gây đau đớn và tàn phế từ từ. Nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành. |
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!