Cần lưu ý khi dùng thuốc Methotrexate trị viêm khớp dạng thấp
Methotrexate thường được chỉ định điều trị viêm khớp dạng thấp nhờ tác dụng chống ung thư, ức chế hoặc điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, Methotrexate có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nên bệnh nhân không được tự ý sử dụng. Bạn cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc Methotrexate trị viêm khớp dạng thấp để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thuốc Methotrexate trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp mạn tính, kéo dài, mang tính chất tự miễn do rối loạn hệ thống miễn dịch. Methotrexate có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào, cản trở sự tăng trưởng tế bào tăng sinh trong cơ thể, ức chế miễn dịch thông qua sự chuyển hóa folat nên được chỉ định làm thuốc trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, bệnh vảy nến hay các bệnh ung thư…

Methotrexate có dạng viên nén 2,5 mg, thuốc tiêm, dịch truyền, dung dịch tiêm truyền… Tùy theo tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp mà bệnh nhân được chỉ định Methotrexate theo liều lượng khác nhau. Có thể dùng riêng Methotrexate hay kết hợp với các thuốc corticoid, thuốc kháng viêm non-steroid dưới sự theo dõi cụ thể của bác sĩ điều trị.
Thông thường, chỉ sau một liệu trình điều trị khoảng 30 ngày (1 tuần/1 lần) là đã thấy được tiến triển, bệnh nhân cảm thấy các khớp nhẹ nhàng và linh hoạt hơn. Các biểu hiện đau khớp, sưng khớp, cứng khớp tuy chưa được cải thiện hoàn toàn nhưng cũng được giảm thiểu hơn trước đó.
THAM KHẢO THÊM:
Lưu ý khi dùng thuốc Methotrexate trị viêm khớp dạng thấp
Methotrexate không phải là thuốc giảm đau, chống viêm nên không mang đến những tác dụng này. Thuốc Methotrexate chỉ có tác dụng chống phân hủy các khớp lành, từ đó mới cho tác dụng giảm đau về sau. Đối với những vùng khớp đã bị tổn thương và bị tiêu hủy thì Methotrexate hoàn toàn không có tác dụng.
Với một liều lượng Methotrexate nhất định, nếu bệnh nhân đáp ứng với điều trị thì các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ được cải thiện rất tốt. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng thì cần phải tăng liều lượng của Methotrexate hoặc Corticoid hay thuốc kháng viêm non-steroid tùy theo sự đánh giá của bác sĩ chuyên khoa. Đối với quyết định tăng liều Methotrexate, bác sĩ cần phải cực kỳ thận trọng. Khi đã chỉ định Methotrexate đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng mà không có hiệu quả, cần tính đến việc thay thế thuốc hoặc kết hợp với các thuốc khác sau khi theo dõi 2 – 3 tuần.

1. Tác dụng phụ của Methotrexate:
Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, viêm miệng, chán ăn, tiêu chảy, xuất hiện các phản ứng ngoài da, rụng tóc, tăng men gan, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn..
2. Chống chỉ định Methotrexate:
- Người bị suy thận nặng hoặc rối loạn thận nặng.
- Người bị xơ gan, viêm gan, uống nhiều rượu.
- Người bị hội chứng suy giảm miễn dịch.
- Người bị giảm sản tủy xương, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu…
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
3. Thận trọng khi sử dụng Methotrexate:
- Người bị loét đường tiêu hóa.
- Người cao tuổi và trẻ nhỏ.
- Người nghiện rượu

Methotrexate có chứa độc tính nên trước khi dùng thuốc Methotrexate để điều trị ổn định, người bệnh viêm khớp dạng thấp đang dùng Methotrexate liều nhẹ cần phải được kiểm tra chức năng gan, thận, máu. Khi có dấu hiệu bất thường ở gan và thận cần ngưng dùng thuốc ngay. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ hoặc biểu hiện nhiễm khuẩn như ho, viêm họng, khó thở… cần phải thông báo càng sớm càng tốt để bác sĩ xử lý kịp thời. Sau khi hết đớt điều trị, bệnh nhân có thể dừng thuốc. Tác dụng duy trì của Methotrexate lên đến 2 năm hoặc lâu hơn tùy theo thể bệnh viêm khớp dạng thấp và thời gian điều trị. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Methotrexate trị viêm khớp dạng thấp mà phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi trong khi điều trị để tránh gây ra các phản ứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!