Cách phòng ngừa và điều trị đau khớp khi chuyển mùa
Nếu nói căn bệnh nào có mối quan hệ “thân thiết” với thời tiết thì chắc chắn nhiều người sẽ không ngần ngại trả lời đó bệnh liên quan đến xương khớp. Nỗi lo của những bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp chính là làm sao để phòng ngừa và điều trị đau khớp khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi. Làm sao để bảo đảm “an toàn” xương khớp khi “trái gió trở trời” là những thông tin chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn trong bài viết dưới đây.
Vì sao chúng ta đau khớp khi thời tiết thay đổi?
Thời tiết thay đổi kéo theo nhiều biến đổi của cơ thể, nhất là đối với những bệnh nhân đang “sống chung” với bệnh đau khớp, viêm khớp, đặc biệt là người già, người cao tuổi. Theo một số liệu nghiên cứu cho biết thì có đến 2/3 số lượng người bệnh xương khớp gặp rắc rối về cơn đau tăng nặng, khó chịu và bất tiện nhiều hơn khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ không khí thay đổi.
Nhiều bệnh nhân khi trời trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp là các khớp đầu gối, ngón tay, cổ tay sưng phù, đỏ ửng, tê và cứng kèm theo cảm giác đau buốt khiến họ không làm được việc gì, ngay cả sinh hoạt cá nhân còn khó khăn. Lại có bệnh nhân thì khớp cứng, đi lại phát ra những tiếng kêu lục cục bên trong… thậm chí có người còn bị cơn đau khớp hành hạ đến phát khóc.
Vậy thì tại sao khi thời tiết giao mùa lại ảnh hưởng lớn đến tình trạng của bệnh nhân bị cơ xương khớp?
– Khi thời tiết thay đổi đồng nghĩa với nhiệt độ không khí có dao động, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra các phản ứng để nhanh chóng thích nghi với khí hậu. Điển hình khi thời tiết chuyển sang mùa mưa, mùa lạnh, nhiệt độ giảm thì các mạch máu ngoại vi sẽ tự động co lại. Do đó lượng máu lưu thông đến các cơ quan ngoại biên gồm: cơ, xương, khớp, da bị ảnh hưởng và dẫn đến đau mỏi cơ xương, cứng khớp, đau nhức thắt lưng, vai, gáy, cổ…
– Khi thời tiết thay đổi, quá trình tuần hoàn máu ảnh hưởng, nồng độ của dịch khớp cũng biến đổi theo nên tác động trực tiếp đến hệ cơ xương khớp và chúng ta bị cơn đau nhức hành hạ.
– Bên cạnh đó sức đề kháng của chúng ta trong giai đoạn giao mùa suy giảm cũng tạo điều kiện cho các tình trạng bệnh lý có điều kiện phát triển mạnh, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi làm tình trạng bệnh đau khớp tăng lên.
Cách phòng ngừa và điều trị đau khớp khi thời tiết thay đổi
Để phòng ngừa và điều trị biểu hiện đau khớp khi thời tiết có biến đổi thì chúng ta nên:
– Bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng, duy trì cấu trúc khớp, làm ổn định lượng dịch nhầy ở khớp, tăng khả năng bôi trơn của chúng. Các khớp được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ mạnh khỏe và không bị tấn công bởi yếu tố bên ngoài. Bạn nên bổ sung vào cơ thể các loại dưỡng chất có thành phần Hydrolyzed Collagen tuýp II và Hyaluronic Acid vì chúng là 2 thành phần tốt nhất với hệ cơ xương của chúng ta.
– Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều gia vị, muối, dầu, mỡ, đường… Thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và rau xanh, trái cây, tăng cường chất xơ, chất khoáng và canxi. Theo đó các nhà khoa học khuyên chúng ta nên tăng cường ăn: súp lơ, bơ, đậu nành, hạnh nhân, các loại ngũ cốc nói chung, đu đủ, khoai lang, các loại cá như cá hồi, các trích, cá thu…để tăng cường sức khỏe cho xương khớp đồng thời giúp giảm sưng và viêm khớp hiệu quả.
Xem thêm: Cách giảm đau xương khớp sau khi sinh hiệu quả
Một vấn đề nhiều người bỏ quên chính là uống đủ nước cho cơ thể. Đặc biệt các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần tăng cường uống nước. 70% cơ thể là nước và thành phần của sụn khớp, dịch khớp đều cần nước để duy trì. Nhiều người ngại uống nước vào mùa lạnh, tuy nhiên thói quen này đã tạo điều kiện cho các cơn đau khớp tăng nặng hơn.
– Cần chú ý đến việc giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi rời lạnh, nhiệt độ xuống thấp. Nên mặc thêm quần áo ấm, dùng máy sưởi, túi giữ nhiệt hoặc chườm nóng lên các vị trí khớp hay bị đau để phòng ngừa cơn đau khớp tăng nặng do co mạch.
Đối với các bà nội trợ thì không nên ngâm tay vào nước quá lâu, nên bảo vệ các khớp ngón tay bằng cách dùng gang tay hoặc pha nước ấm để sử dụng.
– Chú ý duy trì việc tập luyện và vận động thể thao hợp lý là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm đau nhức xương khớp. Đối với những người cao tuổi thì đi bộ buổi sáng, tập các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng; với những người trung niên và trẻ tuổi thì có thể lựa chọn các bài tập aerobic, chạy bộ. Quan trọng nhất vẫn là phải duy trì thường xuyên để việc tuần hoàn, lưu thông máu đến các cơ xương đầy đủ và mạnh khỏe nhất.
Nếu bạn làm việc thì không nên duy trì một tư thế quá lâu, hãy thay đổi tư thế sau 60p là tối đa. Nếu làm công việc nặng nhọc cần bê vác thì hãy điều chỉnh khối lượng công việc cho phù hợp, tránh quá sức. Trong giai đoạn chuyển mùa hệ cơ xương khớp của chúng ta ở giai đoạn “nhạy cảm” nên cực kì dễ bị tổn thương.
– Quan tâm đến vấn đề cân nặng là một trong những cách giúp chúng ta kiểm soát hiệu quả cơn đau khớp khi thời tiết giao mùa. Những bệnh nhân có cân nặng quá mức thường tạo thêm áp lực không nhỏ cho xương khớp. Do đó những cơn đau cũng nhiều hơn và nặng hơn. Đa số những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp đều than phiền về biểu hiện bệnh khi cân nặng gia tăng.
Do đó nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tạo áp lực cho xương khớp và chống thoái hóa, lão hóa khớp sớm.
– Khi các biểu hiện đau khớp tăng nhanh và nặng hơn, chúng ta không được tự ý mua thuốc giảm đau về nhà dùng mà phải liên hệ ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!