Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến như thế nào? Viêm khớp vẩy nến là một dạng bệnh viêm khớp có liên quan đến căn bệnh vảy nến, tiến triển mạn tính và ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Biết phòng ngừa hoặc điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến đúng cách là điều cần thiết để ngăn chặn và đối phó với căn bệnh này.

Cách điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vảy nến là một dạng bệnh viêm khớp phát triển ở những người mắc bệnh vẩy nến. Bệnh viêm khớp vẩy nến có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi có tổn thương vẩy nến, gây phá hủy các khớp, biến dạng khớp, làm mất khả năng vận động khớp, tàn phế.

* Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp vẩy nến, bạn có thể đọc thêm: 

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp vẩy nến

cach-phong-ngua-va-dieu-tri-benh-viem-khop-vay-nen-1

Khi chẩn đoán bệnh viêm khớp vẩy nến, ngoài việc thăm khám các biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân cần được kiểm tra hình ảnh bằng phim X-quang, cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF), kiểm tra dịch để loại trừ các nguyên nhân gây đau khớp và phân biệt bệnh viêm khớp vẩy nến với các bệnh khác như viêm khớp dạng thấp hay bệnh gout.

Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến bao gồm:

1/Điều trị vảy nến da

  • Với thể khu trú: Dùng các thuốc Retinoids như isotretinoin, acitretin hoặc dùng Calcipotriene, bôi Corticosteroid tại vùng tổn thương.
  • Ở thể lan toả: chiếu tia UVB, tia PUVA (gồm Psoralen + UVA).

2/Điều trị bệnh viêm khớp vảy nến

  • Dùng thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs):

Ibuprofen (Advil, Motrin…), Naproxen (Aleve, Anaprox,…), Diclofenac, Celecoxib, Piroxicam… Thuốc được chỉ định khi có viêm khớp để giúp giảm đau, sưng và cứng khớp buổi sáng. Thận trọng khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ.

  • Dùng Corticosteroid điều trị tại chỗ:

Theo dạng tiêm nội khớp hoặc tiêm các điểm bám tận, chỉ định trong trường hợp các khớp hoặc điểm bám gân còn sưng đau mặc dù đã điều trị thuốc kháng viêm không steroid.

  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs):

Thuốc có tác dụng giảm đau và viêm, hạn chế số lượng thiệt hại chung xảy ra trong viêm khớp vẩy nến. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:

cach-phong-ngua-va-dieu-tri-benh-viem-khop-vay-nen-2

– Methotrexate (Trexall) với liều 7,5 – 25mg/tuần). Chú ý tác dụng phụ ở gan, phổi, thận.

– Sulfasalazine (Azulfidine) với liều 1-2g/ngày.

– Leflunomide với liều 100mg/ngày cho 3 ngày đầu, sau đó 20mg/ngày cho những ngày tiếp theo.

  • Thuốc ức chế miễn dịch:

Thuốc có tác dụng ngăn chặn hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các sinh vật gây hại. Các thuốc được sử dụng bao gồm: nhóm Azathioprine (Imuran, Azasan), nhóm Leflunomide (Arava), nhóm Cyclosporine (Sandimmune, Neoral,…). Thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc.

  • Các chất ức chế yếu tố hoại tử u nhóm alpha (Kháng TNF – alpha):

Chất ức chế TNF-alpha có tác dụng ngăn chặn các protein gây viêm trong một số loại viêm khớp, bao gồm viêm khớp vẩy nến. Các thuốc này bao gồm: Adalimumab (Humira), Etanercepx (Enbrel), Golimumab (Simponi), Infliximab (Remicade).

Chất ức chế TNF-alpha có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên cần hết sức thận trọng. Thuốc chỉ được chỉ định khi đáp ứng kém hoặc điều trị thất bại với DMARDs cổ điển. Không phối hợp các tác nhân sinh học với nhau. Trước khi chỉ định các thuốc này cần làm các bilan để tầm soát bệnh lao, viêm gan, chức năng gan- thận, đánh giá hoạt tính và mức độ tàn phế của bệnh.

Điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến cần kết hợp theo dõi định kỳ và tiên lượng bệnh để kiểm soát viêm khớp hiệu quả, ngăn ngừa tái phát và biến chứng tàn phế.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp vẩy nến

  • Bảo vệ hệ cơ xương khớp bằng cách hạn chế vận động mạnh hay tránh thực hiện các động tác quá mạnh, quá đột ngột, tốn nhiều sức có thể gây ảnh hưởng đến khớp xương.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, giữ cân nặng ở mức ổn định để tránh làm xương khớp bị quá tải. Cung cấp đầy đủ  dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế thực phẩm nhiều calo, Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc…
  • Rèn luyện cơ thể thường xuyên để giúp các khớp xương linh hoạt và cơ bắp chắc khỏe. Các môn thể thao có ích bao gồm bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *