Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời trở lạnh là cơ hội thuận lợi khởi phát nhiều căn bệnh như nhiễm trùng, xung huyết, dị ứng, đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Trong đó, phong thấp là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người. Tham khảo những thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa bệnh phong thấp khi trời trở lạnh tốt hơn.

Vì sao dễ mắc bệnh phong thấp khi trời trở lạnh?

Phong thấp hay Phong tê thấp là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm với áp suất không khí biến đổi thường xuyên. Bệnh phong thấp không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi và trung niên khi cơ thể bước vào thời kỳ lão hóa mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao do đặc thù công việc, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt… Đặc biệt, thời tiết được coi là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Bệnh phong tê thấp.

cach-phong-ngua-benh-phong-thap-khi-troi-tro-lanh-1

Khi trời lạnh, cơ thể con người xuất hiện nhiều rối loạn do sức đề kháng và hệ miện dịch yếu khó tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân từ môi trường. Sự thay đổi thời tiết, sự gia tăng độ ẩm và gió khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột, đặc biệt là các vị trí như đầu, vùng cổ, họng, mũi xoang, phổi, bụng, tay chân… Các mao mạch bị co lại và làm giảm lượng máu cung cấp đến cơ và các cơ quan, dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Các tế bào cơ cũng vì vậy mà bị co cứng lại, hệ dây chằng và thần kinh bao quanh khớp bị chèn ép, gây tắc nghẽn khớp và gây viêm đau. Đồng thời, khi áp suất khí quyển giảm kết hợp với các luồng không khí lạnh thì xương khớp cũng bị đau nặng hơn. Người bệnh thường thấy đau nhức buốt các khớp xương tho kiểu lan rộng, toàn thân đau mỏi kèm theo tê buồn tay chân, sưng tấy đỏ ở các khớp kéo dài…. Ngoài nguy cơ mắc bệnh phong tê thấp, bệnh nhân có thể gặp phải hội chứng đau mỏi cổ vai gáy, nhồi máu cơ tim, chứng đau thắt ngực, mất ngủ, dị ứng, viêm mũi xoang,…

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

 Cách phòng ngừa bệnh phong thấp khi trời trở lạnh

Để phòng bệnh phong thấp khi trời lạnh, chứng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:

1- Luôn luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Thời tiết thay đổi cùng với nhiệt độ và độ ẩm, áp suất không khí biến đổi liên tục khiến các khớp bị tắc nghẽn, các cơ bị co cứng chè ép lên các dây thần kinh xung quanh và gây đau nhức, cùng với nhiều yếu tố khác kết hợp với nhau gây ra bệnh phong thấp. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh và các thời điểm giao mùa, tránh tiếp xúc với khí lạnh và ẩm thấp.

cach-phong-ngua-benh-phong-thap-khi-troi-tro-lanh-2

2- Chế độ ăn uống phù hợp

Xương khớp cần phải được nuôi dưỡng đầy đủ mới trở nên khỏe mạnh và chắc khỏe. Bạn cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vitamin D, C, E, canxi, magie, sắt, kẽm, các hợp chất chống oxy hóa,… từ rau xanh và trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thoái hóa xương khớp, ngăn chặn các phản ứng viêm gây đau nhức xương khớp… Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn các thực phẩm gây khó tiêu, thực phẩm dễ gây lạnh bụng. Hãy uống đủ nước, khoảng 2,5 l nước mỗi ngày vào mùa lạnh để giúp nuôi dưỡng và duy trì sự bôi trơn giữa các đầu xương.

3- Giữ cân nặng hợp lý

Trọng lượng cơ thể càng lớn thì các khớp xương càng chịu nhiều áp lực và trở nên quá tải do tải trọng của cơ thể. Điều này khiến khớp xương nhanh bị suy yếu và góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp, viêm khớp, phong thấp. Vì vậy, bạn cần ăn uống hợp lý, hạn chế các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, cholesterone để tránh bị thừa cân, béo phì.

4- Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục thể thao

cach-phong-ngua-benh-phong-thap-khi-troi-tro-lanh-2

Vận động và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chí giúp bạn tăng cường sức khỏe hệ tim mạch mà còn giúp hệ cơ xương khớp chắc khỏe và dẻo dai. Các bài tập căng duỗi khớp có khả năng tăng cường và củng cố cơ bắp và khớp. Trong khi đó các môn thể thao như đi bộ, đi xe đạp, cầu lông, tập dưỡng sinh, bơi lội, yoga, thiền… là các bộ môn được khuyến khích thực hiện để hỗ trợ sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa các bệnh lý về khớp, trong đó có phong thấp.

Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh phong thấp, để tránh làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn và giảm thiểu tốt đa các biến chứng nguy hiểm như có thể gây hạn chế vận động, teo cơ, biến dạng khớp, ngay khi nhận thấy các Dấu hiệu bệnh phong thấp, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *