Viêm đa khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh khó chữa gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Cùng với sự ra đời của nhiều phương pháp điều trị mới, chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng diện chẩn là một cách điều trị không dùng thuốc được đánh giá cao hiện nay.

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xuất phát bởi hiện tượng viêm nhiễm ở màng hoạt dịch, sau đó gây tổn thương đến nhiều bộ phận trên cơ thể như các khớp, tim, da, phổi, thận, hệ thần kinh… Theo Y học cổ truyền, viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng Tý, do phong hàn thấp tà ứ đọng tại khớp lâu ngày gây ứ trệ khí huyết. Còn theo Y học hiện đại, viêm đa khớp dạng thấp là bệnh tự miễn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Ngoài 2 phương pháp điều trị viêm đa khớp dạng thấp phổ biến hiện nay, bao gồm điều trị theo Y học cổ truyền và điều trị theo Y học hiện đại. Cách chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng diện chẩn là một trong những phương pháp điều trị bệnh mới nhận được nhiều sự hưởng ứng của nền y học thế giới.

Cách chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng diện chẩn

Chữa bệnh bằng phương pháp diện chẩn được Tiến sĩ Bùi Quốc Châu cùng các đồng nghiệp sáng tạo từ đầu những năm 1980, dựa trên nền tảng triết học có sẵn của Đông phương và kết hợp Y học cổ truyền Việt Nam. Với bệnh viêm đa khớp dạng thấp, mục đích của việc điều trị bằng diện chẩn là cải thiện các triệu chứng đau nhức và sưng thấy khớp, hạn chế viêm nhiễm; từ đó làm chậm hoặc ngừng hẳn quá trình phát triển của căn bệnh này, phục hồi chức năng của xương khớp, phòng ngừa biến dạng khớp.

Theo phương pháp diện chẩn, viêm đa khớp dạng thấp là do mất cân bằng âm dương hoặc vệ khí suy yếu, khí huyết kém. Theo đó, viêm đa khớp dạng thấp được chia thành 2 dạng là âm chứng và dương chứng với cách chữa như sau:

1- Cách chữa viêm đa khớp dạng thấp loại Dương chứng

Triệu chứng:

Sưng đau, nóng, đỏ khớp. Huyết áp dương chứng hoặc quân bình. Niêm mạc một lớp đỏ tươi hoặc đỏ tối (không tươi), đôi khi hai lớp nhưng lớp ngoài luôn đỏ. Bệnh nhân sợ nóng, bàn chân ấm hoặc nóng.

Được chia thành 3 trường hợp:

**Dương chứng thuần túy do nhiệt thấp:

Biểu hiện: Bàn chân ấm, không sốt.

Cách chữa: 

  • Day Tiêu Viêm (106, 26, 37, 50, 61, 38, 156) ở mặt, trừ thấp ở bàn chân và mặt, phản chiếu khớp đau.
  • Day khai thông quanh khớp.
  • Day Bộ Giáng trước (nếu bệnh nhân có cảm giác nóng người) nhưng không lạm dụng.

** Dương chứng có nhiễm trùng:

Biểu hiện: Bàn chân nóng, người sốt.

Cách chữa:

  • Day Bộ Giáng (124 + -, 106, 34 + -, 26, 61 + -, 3 + -, 143, 39, 14 + -, 222 + -, 85 + -, 156 + -, 87), Bộ Tiêu Viêm (106, 26, 37, 50, 61, 38, 156), phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.
  • Hoặc dùng bộ phản chiếu hệ bạch huyết, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.

** Dương chứng kiểu Âm hư huyết kém, có thấp nhiệt:

Biểu hiện: Bàn chân ấm, người không sốt.

Cách chữa:

  • Day Bộ Bổ Âm Huyết (22, 127, 63M + -, 17 + -, 113 + -, 7 + -, 63, 50, 19, 39, 37, 1, 290 + -, 0 + -) ở bàn chân và mặt.
  • Lọc thấp (107, 240, 12, 184, 290, 7, 347).
  • Phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.

2 – Cách chữa viêm đa khớp dạng thấp loại Âm chứng

Triệu chứng:

Đau khớp. Huyết áp âm chứng hoặc quân bình. Niêm mạc mắt hồng, nhạt tới trắng, đôi khi hai lớp nhưng lớp trong luôn nhạt hay trắng lớp ngoài chỉ hồng tươi hay hồng tối. Bệnh nhân sợ lạnh, bàn chân mát tới lạnh. Đôi khi khớp cũng sưng,ấm, hồng.

Được chia thành 3 trường hợp:

** Thuần túy do hàn thấp

Biểu hiện: Người bệnh sợ lạnh, bàn chân lạnh, niêm mạc mắt có thể đỏ tối toàn bộ.

Cách chữa: 

  • Nhẹ: Hơ có dầu Bổ Trung (127, 7 – +, 50, 19, 37, 1, 0 – +), cào dầu Trừ Thấp (521, 87, 22 B, 235, 127, 347, 236, 85, 29 (222), 53, 7, 63, 64, 287, 19, 39, 1, 290, 240, 26,103) ở bàn chân.
  • Nặng: Hơ Bộ Thăng (127, 50, 19, 37, 1, 73 – +, 189, 103, 300 – +, 0 – +), hơ Trừ Thấp ở bàn chân.
  • Hơ khai thông quanh khớp có dầu hay không dầu đều được.

Lưu ý:

+ Không làm ở mặt nếu mặt không bị lạnh.

+ Nếu mặt mát lạnh thì day có dầu Bộ Thăng, cào đầu Trục Thấp (Tác động trọn ụ cằm; bờ môi dưới; bờ môi trên và cánh mũi (giới hạn bởi pháp lệnh), toàn bộ mũi kéo dài lên vùng huyệt 103-175).

+ Đến lần điều trị kế tiếp thì phải khám lại để chẩn đoán và thay đổi phác đồ khi thấy niêm mạc mắt thay đổi.

** Dương hư:

Biểu hiện: Người bệnh sợ lạnh, bàn chân lạnh, niêm mạc mắt nhạt đều hay hồng đều.

Cách chữa:

  • Hơ có dầu Bộ Thăng ở bàn chân, day dầu ở mặt Bộ Thăng.
  • Hơ khai thông quanh khớp, có dầu hay không dầu cũng được.

**Dương hư kèm Âm hư lẫn khí huyết kém:

Biểu hiện: Người bệnh sợ lạnh lẫn nóng, bàn chân mát tới lạnh, niêm mạc mắt nhạt tới trắng.

Cách chữa: 

Tùy bàn chân mát hay lạnh mà áp dụng:

  • Bàn chân mát thì chỉ day dầu bộ Bổ Âm Thăng, Lọc thấp ở bàn chân; ở mặt thì day Bổ Âm Thăng rồi Lọc Thấp, phản chiếu. Day dầu khai thông quanh khớp (không hơ).
  • Bàn chân lạnh thì hơ (không có dầu) Bổ Âm Thăng ở bàn chân. Ở mặt thì nếu mặt bình thường, chỉ day Bổ Âm Thăng, lọc thấp,phản chiếu.
  • Nếu mặt mát lạnh thì có thể day như trên mà có dầu. Day dầu khai thông quanh khớp.

CHÚ Ý:

– Day ở đây có nghĩa là day không có dầu, day dầu là day có chấm dầu vào que dò hay huyệt hay vùng tác động.

– Hơ có nghĩa chỉ hơ, hơ dầu là hơ mà có chấm dầu vào nơi hơ.

Trên đây chỉ là 6 trường hợp điển hình của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trên thực tế có thể có sự pha trộn của thấp tạo thành nhiều loại khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân cần phải được khám cụ thể để xác định thể bệnh chính xác để điều trị đúng cách. Đồng thời, bệnh nhân phải được theo dõi và khám lại trước khi điều trị để có thể bám sát thực tế lâm sàng, thay đổi phương pháp điều trị cho phù hợp.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *