Trang Chủ » Đau mỏi vai gáy » Những cách chữa bệnh đau mỏi vai gáy cổ hiệu quả nhất
Những cách chữa bệnh đau mỏi vai gáy cổ hiệu quả nhất
Bạn đang mắc phải bệnh đau vai gáy và đang tìm cách điều trị tận gốc chứng bệnh này? Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp những bài thuốc và cách chữa đau mỏi vai gáy cổ hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Hi vọng những phương pháp điều trị đau vai gáy mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn chữa khỏi chứng bệnh đau vai gáy, mỏi cổ nhanh chóng và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy
Đau vai gáy là căn bệnh khá phổ biến ở những người trên độ tuổi trung niên. Cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, hệ mạch máu bị giảm độ đàn hồi và dẻo dai khiến cơ chế lưu thông máu và trao đổi khí oxy trong cơ thể bị cản trở. Người bệnh sẽ xuất hiện một loạt các dấu hiệu như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, đau vai gáy, mỏi cổ …
Ngoài nguyên nhân do sự lão hóa cơ thể, tư thế hoạt động cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến cổ, vai và gáy. Thường gặp ở những người có thói quen gối cao đầu khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng, ngồi nằm ngủ tựa đầu lên ghế, nằm nghiêng vẹo cổ, nằm co quắp hay nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc trước máy vi tính, tài xế lái xe, thợ may… khiến hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, không cung cấp đủ oxy và máu nuôi cơ thể.
Trong nhiều trường hợp, không chỉ đơn thuần là đau mỏi vai gáy mà đây còn là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp, chèn ép dây thần kinh như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cốt sống cổ, thoái hóa đĩa đệm cột sống, dính khớp bả vai, gai đốt sống, loãng xương… Ngoài ra, thường xuyên ngồi trước quạt máy, máy điều hòa, dầm mưa dãi nắng, tắm gội ban đêm, nhiễm lạnh đột ngột… cũng gây thiếu máu cục bộ ở các cơ và dẫn đến chứng đau vai gáy.
4 cách chữa đau mỏi vai gáy cổ hiệu quả
1. Cách chữa đau vai gáy cổ với các bài thuốc nam
Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng kết hợp với các thủ tục kiểm tra như chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ, đo điện cơ… Trong trường hợp đau mỏi vai gáy cổ do tư thế sinh hoạt và lao động, các thói quen hàng ngày tác động thì không cần phải dùng đến thuốc tân dược. Người bệnh vẫn có thể cải thiện các triệu chứng đau mỏi và co cứng vai, gáy cổ nhờ các bài thuốc chữa đau vai gáy từ thảo dược thiên nhiên sau đây:
a). Bài thuốc uống chữa đau vai gáy cổ
- Bài thuốc 1:
Thành phần: thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 18g, ngũ gia bì 16g, rễ cây gấc 16g, trinh nữ 16g, đơn hoa 16g, rễ cúc tần 16g, độc lực 16g, ngải diệp 12g, cẩu tích 12g, thạch xương bồ 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 10g, quế vỏ 8g.
Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, chia uống 3 lần.

- Bài thuốc 2:
Thành phần: tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, ngũ gia bì 16g, độc lực 16g, ngải diệp 12g, rễ cây gấc 12g, kê huyết đằng 12g,hà thủ ô chế 12g, cẩu tích 12g, kinh giới 12g, tất bát 12g, phòng phong 10g, trần bì 10g, đơn hoa 10g, cam thảo 10g.
Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, chia uống 3 lần. Dùng liên tục 10 ngày.
⇒ Công dụng của các bài thuốc: Khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ can thận, làm giảm đau, phục hồi chức năng vận động.
b). Bài thuốc chườm chữa đau mỏi cổ vai gáy
- Bài 1: Bài thuốc từ ngải cứu và cúc tần
Thành phần: 50g lá cúc tần, 100g ngải cứu và 3 muỗng muối hạt to.
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào chảo và rang đều trong 5-10 phút rồi cho vào túi vải hoặc khăn mỏng chườm lên vùng đau mỏi vai gáy. Khi thuốc nguội thì sao nóng lại và chườm tiếp. Thực liên tục 2-3 lần trong ngày.

- Bài 2: Bài thuốc từ đậu đen và thạch xương bồ
Thành phần: 150g đậu đen và 30g thạch xương bồ
Thực hiện: Đem đậu đen và thạch xương bồ giã nát rồi trộn với nhau. Sau đó đem sao nóng rồi cho vào khăn vải chườm lên chỗ đau. Mỗi ngày thực hiện vài lần trước khi đi ngủ có thể giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả.
⇒ Công dụng của các bài thuốc: Các bài thuốc đắp trên đây có tác dụng tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng các cơ để giảm thiểu tình trạng đau mỏi và sưng viêm ở vai gáy.
CHÚ Ý:
Các bài thuốc nam điều trị đau vai gáy trên đây có tác dụng điều hòa và lưu thông máu huyết đến các cơ giúp giải tọa các cơn đau đau mỏi ở vai gáy và phục hồi khả năng hoạt động của vùng cổ vai gáy ở trường hợp nhẹ, đau vai gáy cấp tính. Vì vậy, các bài thuốc này sẽ không có tác dụng điều trị dứt điểm và triệt để nếu bị đau vai gáy mạn tính lâu ngày hoặc do các bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cốt sống cổ, thoái hóa đĩa đệm cột sống, dính khớp bả vai, gai đốt sống, loãng xương…. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được can thiệp bằng các phương pháp điều trị chuyên khoa dưới sự chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
2. Cách chữa đau vai gáy cổ bằng diện chẩn
Diện chẩn là phương pháp chữa bệnh dựa trên nền tảng triết học có sẵn của Đông phương kết hợp với Y học cổ truyền Việt Nam. Không cần dùng thuốc hay châm kim, người thầy thuốc chỉ sử dụng hai bàn tay và một số dụng cụ hỗ trợ như cây lăn, que cào, que dò, búa gõ để thực hiện các thủ thuật day, ấn, hơ với ngải cứu… lên cơ thể người bệnh với mục đích khai thông kinh mạch, thúc đẩy trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch, giảm đau nhức và phục hồi chức năng của cơ thể.
Đối với bệnh đau vai gáy cổ, để cải thiện các triệu chứng đau mỏi và cứng cổ gáy, vẹo cổ, đau bả vai, tê cứng cánh tay, khó vận động bàn tay, thầy thuốc sẽ tiến hành các bước sau:
- Khai thông huyệt đạo ở vùng vai gáy:
Thầy thuốc sẽ dùng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để lăn vùng vai gáy và dùng móng tay để cào ở cả hai vai, tập trung nhiều ở vùng vai phải (nơi có nhiều huyệt đạo và dây thần kinh). Sau đó, thầy thuốc dùng tất cả các ngón tay và bàn tay day vào các huyệt đạo ở vùng vai gáy để khai thông huyệt đạo và giảm kích thích thần kinh.
- Điều trị theo triệu chứng:
Các triệu chứng mà bệnh nhân thường gặp là đau mỏi và cứng cổ gáy, vẹo cổ, khó cử động cổ, đau bả vai và cánh tay, tê mỏi cánh tay,…. Tùy theo tình hình bệnh nhân và các triệu chứng đau vai gáy mà bệnh nhân đang gặp phải mà thầy thuốc sẽ tập trung điều trị theo từng triệu chứng này.
Các thủ thuật trên đây có tác dụng thư giãn các dây thần kinh và cơ xương khớp, chống tình tình trạng co giật, căng cơ, từ đó giảm dần cảm giác đau mỏi cổ gáy, ngăn chặn các phản ứng viêm sưng. Bệnh nhân cần kiên trì thực hiện theo đúng liệu trình và thời gian mà thầy thuốc yêu cầu sẽ giúp khắc phục chứng đau vai gáy cổ nhanh chóng và an toàn.
3. Cách điều trị đau vai gáy bằng vật lý trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và các thủ thuật hỗ trợ thì vật lý liệu pháp cũng góp phần quan trọng vào kết quả điều trị đau vai gáy , giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau mỏi vai gáy bao gồm:
– Phương pháp nhiệt trị liệu (chườm nóng, đắp Paraphin, chiếu đèn hồng ngoại): Có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ và giãn mạch, tăng chuyển hóa dinh dưỡng.
– Phương pháp điện trị liệu (sóng ngắn, điện phân): Có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống tình trạng phù nề, chống co thắt cơ, đồng thời giúp tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng đến vùng bệnh.
– Phương pháp Laser: Có tác dụng làm mềm mô cơ, giảm đau chống viêm, tái tạo các tổ chức.
– Phương pháp Siêu âm: Có tác dụng làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, giảm kết dính, giãn cơ, tăng cường chuyển hóa, tăng tuần hoàn máu và tăng tải tạo tổ chức, giảm đau, chống viêm.
– Thực hiện các bài tập cải thiện vùng cổ vai gáy: Các bài tập nhẹ nhàng như kéo giãn cơ như cúi đầu, ngửa đầu, ưỡn cổ, nghiêng xoay đầu, cử động cổ lên xuống được áp dụng trong trường hợp này giúp tăng lưu thông máu và giãn cơ vùng đau nhức.
4. Điều trị đau vai gáy cổ bằng bài tập vận động
Không chỉ áp dụng các bài thuốc nam chữa đau mỏi vai gáy, người bệnh cần chú ý làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế. Không làm việc quá lâu trước máy tính hay cúi gập đầu cổ khi đọc sách, ngồi học; tránh nằm gối cao khi ngủ, chỉ nên dùng gối khoảng 10cm để bảo vệ tư thế cổ; khi xem tivi cần tựa lưng vào đệm, cổ tựa lên một điểm cố định, thoải mái sao cho đầu hơi ngửa ra sau, tránh nắm nghiêng vẹo, co rúm người…
Khi bị đau vai gáy, người bệnh nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động vài ngày, chú ý bổ sung các khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali, magie và các vitamin B, A, D, E; tắm nước nóng, xoa bóp để hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, thư giãn cơ cổ vai gáy. Đồng thời, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tập vận động với các bài tập phù hợp như tập dưỡng sinh, tập xoay cổ, ưỡn cổ, vặn cột sống cổ một cách nhẹ nhàng để giúp các cơ vùng cổ được giải tỏa và phục hồi nhanh hơn.
Đọc tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!