Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau mạn tính dọc theo dường đi thần kinh tọa, gây ảnh hưởng đến sự vận động của chi dưới. Đau thần kinh tọa là căn bệnh khó chữa, vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cần phải kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng thần kinh tọa để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Đau thần kinh tọa thường gây đau nhức kéo dài từ cột sống thắt lưng lan dọc xuống chân do tổn thương rễ thần kinh tọa. Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, thường gặp nhất là các nguyên nhân gây tổn thương rễ như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng, chấn thương cột sống, nhiễm trùng hoặc u, viêm dây thần kinh…

Để điều trị đau dây thần kinh tọa, cần phải chẩn đoán và xác định được nguyên nhân chính xác gây đau thần kinh tọa. Từ đó điều trị theo nguyên nhân gây bệnh bằng cách sử dụng thuốc phối hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng để giảm đau, phục hồi và duy trì khả năng vận động, phòng ngừa các biến chứng.

Các phương pháp phục hồi chức năng thần kinh tọa

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thường được áp dụng phổ biến trong trường hợp đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống thắt lưng.

Thông thường, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa được yêu cầu nghỉ ngơi tuyệt đối nếu bệnh nặng. Không  được nằm nệm, võng mà phải nằm trên giường cứng, phẳng. Tư thế nằm thường là nằm nghiêng hoặc ngửa với khớp háng gấp 45 độ, có đặt thêm 1 chiếc gối dưới đầu gối để giảm đau, giảm đè ép và thư giãn cơ thắt lưng. Tránh các các hoạt động mạnh như xoay người đột ngột, cúi gập người, vươn người ngoài tầm với, chạy nhảy…

Tư thế ngủ giúp thoát khỏi cơn đau thần kinh tọa

Kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng thần kinh tọa sau đây:

1- Nhiệt trị liệu

♦ Phương pháp: Chườm lạnh, chườm nóng, hồng ngoại , sóng ngắn, siêu âm.

♦ Tác dụng: Giảm đau, chống cơ cứng cơ, giãn mạch, tăng tuần hoàn, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và bài tiết tại chỗ.

Chú ý: Không áp dụng phương pháp này trong trường hợp viêm nhiễm cấp tính gây đau thần kinh tọa.

2- Điện trị liệu

♦ Phương pháp: Điện xung, điện phân, dòng tens, dòng giao thóa.

♦ Tác dụng: Kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá tại các mô, thư giãn cơ và khớp.

3- Thủy trị liệu

♦ Phương pháp: ngâm nước, tắm bồn thảo dược, tắm bể bơi, tắm thủy lực…

♦ Tác dụng: Thông qua tác dụng của nhiệt và tác dụng đè ép, dẫn lưu của dòng nước tác động vào bề mặt ngoài của cơ thể giúp kích thích cơ quan da, các cơ và thần kinh, tăng tuần hoàn, làm giảm đau và giãn cơ.

4- Khoáng trị liệu

♦ Phương pháp: Tắm bùn, tắm khoáng…

♦ Tác dụng: Ngoài tác dụng tương tư như thủy trị liệu thì các thành phần khoáng chất có trong nước bùn và bùn khoáng (sunfit, radon, silic , Ca++, Mg++, Na+, Cl, tinh dầu…) có khả năng giảm kích thích, hạ huyết áp, giãn mạch ngoại vi, điều hòa tuần hoàn, thư giãn cơ khớp và hệ thần kinh.

5 – Các kỹ thuật xoa bóp

♦ Phương pháp: Xoa bóp, di động mô mềm vùng thắt lưng và chân bệnh.

♦ Tác dụng: Thông qua cơ chế phản xạ và cơ học giúp làm tăng tuần hoàn, chuyển hóa dinh dưỡng và bài tiết, đồng thời điều hòa quá trình bệnh lý và giúp giảm đau, thư giãn cơ khớp.

5 động tác xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

6- Kéo dãn cột sống

♦ Phương pháp:

+ Thực hiện bằng tay trong giai đoạn cấp.

+ Thực hiện bằng máy kéo giãn trong giai đoạn bán cấp và mạn tính.

Liệu trình: Từ 1-2 lần trong ngày, mỗi lần thực hiện từ 15-20 phút.

Chỉ định: Trong trường hợp đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

♦ Tác dụng:

Giảm áp lực nội khớp, căng hệ thống dây chằng quanh khớp (dây chằng dọc sau), giảm đè ép lên rễ thần kinh hoặc đĩa đệm và hạn chế các triệu chứng đau dây thần kinh tọa.

7- Các bài tập vận động

♦ Phương pháp: Các bài tập xoay từng chân, xoay 2 chân, nâng chân lên một, nghiêng khung chậu, nằm nhỏm dậy,  nâng đầu gối về gần cằm, nằm nghiêng, quỳ hai điểm, quỳ bốn điểm…

♦ Tác dụng: Tăng cường sức mạnh các cơ và điều chỉnh sự kết hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng thắt lưng, vùng đùi và vùng bụng, giúp bảo vệ lưng khỏi bị chấn thương và bị kéo dãn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *