Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Bị tê chân tay nên uống thuốc gì tốt ? Các loại thuốc được BS khuyên dùng
Bị tê chân tay nên uống thuốc gì tốt ? Các loại thuốc được BS khuyên dùng
Tê chân tay là một trong những biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh xuất hiện thường xuyên và không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy khi bị tê tay chân nên uống thuốc gì tốt? Các loại thuốc nào được bác sĩ khuyên dùng để chữa trị tê tay chân?
Bị tê chân tay nên uống thuốc gì tốt ?
Hiểu đúng về bệnh và xác định chính xác nguyên nhân gây tê bì tay chân, để từ đó sử dụng thuốc điều trị cho hiệu quả nhất. Khi mắc bệnh, người bị tê chân tay nên uống thuốc gì là tốt nhất, để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Sau đây là lời khuyên của bác sĩ về các loại thuốc trị tê chân tay hiệu quả, bạn có thể tham khảo:
1/ Thuốc Tây y
Điều trị bệnh tê chân tay bằng thuốc Tây, cần thực hiện theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị bằng thuốc Tây có khả năng giảm triệu chứng tê nhức. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc một cách tùy tiện, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số loại thuốc chữa trị tê chân tay bao gồm:
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Korulac, Paracetamol, Artrodar, Arcoxia, Bonlutin, Fenalgic, Diclofenac, Mobic, Ibuprofen, Voltaren, Profenid …
- Các nhóm thuốc đường tiêu hóa: Medoprazole, Borini-K, Salazopyrin.
- Các loại thuốc khác: Novacain, Hydrocortisol, Vitamin B12, B1, B6 có thể tiêm trực tiếp hoặc dùng các dạng thuốc uống.
2/ Thuốc Đông y
Theo Đông y, bệnh tê chân tay chủ yếu do sức đề kháng cơ thể suy yếu, khí lạnh xâm nhập vào gân cơ, gây ứ trệ, dẫn đến khí huyết hoạt động kém. Khi đó, khí huyết bị tắc nghẽn và tạo cục máu đông gây sưng đau và tê nhức chân tay. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh tê chân tay, đã được kiểm nghiệm và cho kết quả tốt trên người bệnh. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc Đông y đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, bởi thuốc có tác dụng khá chậm.
Một số bài thuốc Đông y trị tê chân tay:
# Bài thuốc 1: Kỷ tử, mộc qua, quy đầu, ngưu tất, tang ký sinh, kê huyết đằng, tục đoạn, táo nhân, mạch môn, thục địa, bạch thược, xuyên khung, trích thảo.
Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, ngày 2 lần vào sáng và tối.
Tác dụng: Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp các tế bào bị tổn thương hồi phục một cách nhanh chóng, giảm tê bì chân tay.
# Bài thuốc 2: Nam tinh, bạch truật, phục linh, hương phụ, uy linh tiên, hoàng cầm, trần bì, sinh khương, cam thảo, X truật, bán hạ,khương hoạt.
Cách dùng: Sắc uống 1 thang/ 1 ngày, vào sáng và tối.
Tác dụng: Đào thải độc tố, loại bỏ cục máu đông giúp máu lưu thông tốt, giảm các triệu chứng gây tê chân tay
# Bài thuốc 3: Can khương, bạch linh, biển đậu, quế chi, qui đầu, bạch chỉ, cam thảo, sài hồ, hoài sơn, cát cánh, mạch môn, bạch thược, thần khúc, táo, phòng phong, bạch truật, đẳng sâm.
Cách dùng: Sử dụng sắc uống 1 thang trong ngày.
Tác dụng: Giảm tình trạng chèn ép các dây thần kinh gây tê chân tay.
# Bài thuốc 4: Kim ngân hoa, tần giao, tục đoạn, đỗ trọng, thục địa, bạch thược, đương quy, tùng tiết,ngưu tất, quế chi. Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm nhân sâm, bạch truật để bồi bổ nguyên khí, tránh tình trạng huyết hư.
Cách dùng: Nên uống thuốc khi còn ấm và 1 ngày chỉ sắc 1 thang thuốc.
Tác dụng: Giúp máu lưu thông tốt, giảm tình trạng khí hư, cải thiện bệnh tê chân tay.
3/ Sử dụng thuốc dân gian
Điều trị tê chân tay bằng các bài thuốc dân gian, được rất nhiều người tin dùng. Đây là một phương thuốc chữa trị từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ và giúp tiết kiệm chi phí. Hiện nay, có hai phương pháp sử dụng thuốc đó là uống hoặc đắp trực tiếp lên vùng chân tay bị tê.
Một số bài thuốc chữa trị tê chân tay, bạn có thể áp dụng:
# Bài thuốc từ cây trinh nữ: Trinh nữ còn gọi là cây mắc cỡ, có tính hàn, vị ngọt dùng để xoa dịu các cơn đau khớp, tê chân tay.
Cách dùng: Dùng khoảng 20 – 30g cây trinh nữ thái mỏng. Sau đó, tẩm rượu và phơi khô. Cuối c cùng, bạn cho vào ấm sắc với 4 chén nước cho đến khi nước cạn còn 1 chén. Chia thuốc ra và uống 2 lần trong ngày.
# Bài thuốc từ cây ngải cứu: Dân gian thường sử dụng lá ngải cứu để uống hoặc đắp giúp điều hòa khí huyết, giảm tê chân tay. Bởi vì, lá ngải cứu có vị cay và tính nóng ấm.
Cách dùng: Sử dụng 20 – 30 g lá ngải cứu, đun chung với một ít muối. Sau đó, bạn cho vào tấm vải và đắp lên vùng chân tay bị tê. Đắp lá ngải cứu hàng ngày, bạn sẽ thấy bệnh tê chân tay suy giảm rõ rệt.
# Bài thuốc từ gừng: Gừng có tính hàn, vị cay giúp điều hòa khí huyết giảm triệu chứng tê chân tay.
Cách dùng: Gừng đập nát hoặc thái lát mỏng. Sau đó, cho vào thau nước ấm có pha ít muối, dùng ngâm chân. Mỗi lần bạn ngâm khoảng 30 phút và làm đều đặn hàng ngày giúp ngủ ngon và cải thiện tình hình bệnh.
Với những kiến thức trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh hiểu thêm kiến thức về các loại thuốc điều trị tê chân tay. Để biết các loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn, tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám. Tùy vào mức độ của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống phù hợp nhất.
Những thông tin hữu ích, bạn đọc có thể tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!