Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Bị đau xương bả vai nguyên nhân do đâu?
Bị đau xương bả vai nguyên nhân do đâu?
Đau xương bả vai không phải là triệu chứng hiếm gặp ở nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mình bị đau xương bả vai là do đâu. Nắm được những nguyên nhân gây đau xương bả vai thường gặp sẽ giúp bạn điều trị bệnh đúng phương pháp và phòng ngừa bệnh tái phát tốt hơn.
Nguyên nhân gây đau xương bả vai
Đau xương bả vai là hiện tượng rối loạn của các hệ thống thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ bởi nhiều nguyên nhân. Tùy theo mức độ của bệnh mà bệnh nhân có nhiều biểu hiện khác nhau. Có người đau 1 hoặc 2 bên bả vai, đau cố định ở bả vai hoặc đau lan sang cổ và gáy, đau lan xuống cánh tay. Một số người khác lại kèm theo cảm giác tê mỏi ở vùng vai bị đau, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững,… Để khắc phục và điều trị chứng đau xương bả vai, cần phải xác định được bị đau bả vai là do đâu. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, các nguyên nhân gây đau xương bả vai phổ biến nhất thường là:
1 – Sinh hoạt sai tư thế gây đau xương bả vai
Triệu chứng đau xương bả vai thường xảy ra sau khi người bệnh vận động mạnh, sau khi ngủ dậy hoặc nằm xem tivi, học bài, ngồi làm việc trong một tư thế quá lâu…. thường gặp ở những người làm việc văn phòng, công nhân, người lái xe hay học sinh – sinh viên.
Nghỉ ngơi hay lao động với tư thế không phù hợp, chẳng hạn như nằm ngủ gối đầu cao hay nằm nghiêng 1 bên, nằm cong quẹo, co quắp; ngồi làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ nhưng không vận động thư giãn có thể khiến cho các cơ vùng cổ vai gáy bị căng cứng, máu lưu thông kém nên dẫn tới hiện tượng đau mỏi bả vai. Ở những người trung niên và cao tuổi, hệ mạch máu và xương khớp dần bị lão hóa càng dễ mắc phải hiện tượng này.
2 – Đau xương bả vai do loãng xương
Loãng xương do thiếu canxi có thể khiến nhiều người dễ bị đau xương nhức khớp hơn những người bình thường. Đặc biệt, ở phụ nữ tuổi trung niên trở đi, nội tiết tố nữ bị suy giảm khiến hệ xương khớp suy yếu và có nguy cơ loãng xương cực kỳ cao. Một số dấu hiệu phát hiện đau xương bả vai do loãng xương đó lá đau nhức nhối tập trung ở vùng bả vai, đau có thể lan ra vùng gáy gây đau nửa đầu hoặc kèm theo tê mỏi cánh tay, lực tay yếu, khó cầm nắm vật nặng, chuột rút…
3- Chấn thương vùng bả vai gây đau nhức
Những người có từng bị chấn thương ở xương bả vai do va đập, té ngã, gãy xương trong quá trình lao động và sinh hoạt hàng ngày cũng có thể bị đau tái phát sau khi lành bệnh. Nguyên nhân là do bệnh nhân không chú ý giữ gìn và chăm sóc cơ thể, làm việc quá sức, khuân vác vật nặng, ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến xương bả vai bị suy yếu sớm và gây đau nhức
4 – Đau xương bả vai do bệnh lý về xương khớp
Đau nhức ở xương bả vai có thể liên quan đến tổn thương ở cột sống cổ như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh,… Tổn thương đốt sống cổ ở lỗ tiếp hợp sẽ chèn ép dây thần kinh tủy sống và kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh này là gáy – bả vai – cánh tay. Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp thường gặp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương, ung thư xương, lao, u hố sau… cũng gây đau xương bả vai nên bạn cần phải cảnh giác.
Phòng ngừa đau xương bả vai bằng cách nào?
Để tránh bị đau xương bả vai nói riêng và các bệnh lý về xương khớp ở bả vai nói chung, bạn cần xây dựng cho mình những thói quen lành mạnh, sinh hoạt và làm việc hợp lý, ăn uống khoa học… theo các lời khuyên sau đây:
- Chú ý tư thế sinh hoạt và lao động
Tránh các hoạt động quá sức như mang vác vật nặng trên cổ và vai, hạn chế ngồi làm việc quá lâu và ít vận động, tránh nằm nghiêng đè lên vai trong khi ngủ. Với những người thường xuyên phải hoạt động vai và cánh tay thì nên xoa bóp vùng bả vai hoặc chườm lạnh để giảm đau mỏi.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là điều cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh, Mọi người nên thường xuyên bổ sung vitamin (A, B, C, D, E…) và khoáng chất, đặc biệt là canxi từ thực phẩm (cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa, rau củ…). Có thể dùng các thực phẩm chức năng chứa Glucosamine, Chondroitin, Collagen…để tăng cường nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, phòng ngừa thoái hóa và viêm khớp.
- Tập luyện thường xuyên
Tập thể dục thể thao phù hợp, vừa sức là một trong những biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyến khích. Mọi người có thể thực hiện các bài tập cho vai – cánh tay hàng ngày vào buổi sáng và tối để khôi phục chức năng của các dây thần kinh và giúp xương khớp dẻo dai.
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đĩa đệm, viêm khớp,… thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra sớm và điều trị kịp thời, dứt điểm để tránh tổn thương đến xương bả vai và các dây thần kinh ở vùng này.
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!